Trào ngược dạ dày với những triệu chứng như: Ợ hơi, ợ chua, nôn ói… khiến người bệnh hết sức mệt mỏi, khó chịu. Vậy, trào ngược dạ dày nguyên nhân và cách cải thiện là gì? Hãy cùng tìm hiểu!

Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch vị dạ dày, pepsin hoặc thức ăn trào ngược lên thực quản. Bệnh phát sinh khi dạ dày tăng tiết axit, khiến cho lượng axit trong dịch vị bị thừa và quay ngược lên thực quản. Khi đó, người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng khó chịu như:

- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.

- Đau tức vùng thượng vị.

- Tiết nhiều nước bọt.

- Đắng miệng.

- Hen suyễn, khó nuốt, ho, khan tiếng.

Xem thêm: Dấu hiệu trào ngược dạ dày bạn nên biết

Trào ngược dạ dày nguyên nhân là gì?

Nguyên nhân chính gây trào ngược dạ dày là do suy cơ thắt dưới thực quản, thoát vị cơ hoành, tăng áp lực ở ổ bụng hoặc ứ đọng thức ăn tại dạ dày. Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày còn có thể xảy ra do:

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc tây như: Cholecystokinine, glucagon, aspirin,... 

- Thói quen sử dụng các sản phẩm chứa chất kích thích: Rượu, bia, cafe, thuốc lá,... cũng được cho là nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

- Các bệnh liên quan đến thực quản như: Tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, nhiễm trùng thực quản,...

Tuy có nhiều yếu tố nguy cơ như vậy nhưng nguyên nhân sâu xa gây trào ngược dạ dày được xác định là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) tấn công làm tăng tiết axit dạ dày.

thuong-xuyen-su-dung-ruou-bia-thuoc-la-cung-co-the-gay-trao-nguoc-da-day.jpg

Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá… cũng có thể gây trào ngược dạ dày

Xem thêm: Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Làm gì để cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày?

Thực tế, trào ngược dạ dày rất khó để điều trị dứt điểm. Bạn cần thực hiện khám và sử dụng thuốc theo ý kiến của các chuyên gia. Bên cạnh đó, bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, khi mắc bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh cần:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng với người mắc các bệnh về dạ dày. Người bị trào ngược dạ dày cần chú ý:

- Tăng cường ăn các loại rau xanh để hỗ trợ tiêu hóa, giảm axit dịch vị, giảm áp lực cho dạ dày: Ngọn bí non, bắp cải, dưa chuột…

- Tiêu thụ thực phẩm giúp thấm hút các chất dịch dư thừa trong dạ dày, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng trào ngược, khó chịu ở dạ dày, có thể kể đến như: Bánh mỳ, bột yến mạch…

- Nên ăn nhiều các loại đậu như: Đậu đen, đậu xanh, đậu nành… vì chúng chứa nhiều chất xơ và amino axit có tác dụng trung hòa dịch vị

- Tăng cường ăn thịt trắng để bổ sung đạm cho cơ thể, ngăn ngừa biến chứng, trung hòa axit dạ dày: Thịt vịt, thịt ngan, thịt lợn…

- Ăn trái cây giàu vitamin nhưng không chua giúp trung hòa axit dư thừa trong dạ dày. Có thể kể đến như: Ổi, đu đủ chín,… Không nên ăn trái cây nhiều axit như: Cam, bưởi, quýt…

- Dùng nghệ và mật ong giúp xoa dịu cảm giác khó chịu ở dạ dày, hỗ trợ làm lành các tổn thương, nhất là viêm loét ở thực quản và dạ dày.

- Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ vì những loại thực phẩm này rất khó tiêu, tạo gánh nặng cho dạ dày, cản trở quá trình hấp thu các dưỡng chất.

- Không nên ăn đu đủ xanh vì chứa men papain, có thể phá hủy niêm mạc thực quản, khiến cho tình trạng trào ngược nghiêm trọng hơn.

- Hạn chế đồ ăn mặn, đồ ăn cay nóng, rượu bia, cà phê, thuốc lá, nước ngọt có ga vì những loại thực phẩm này có thể khiến các triệu chứng của trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng hơn.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện sức khỏe, từ đó góp phần khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày. Bạn nên xây dựng một số thói quen như:

- Ăn chậm, nhai kỹ, không vừa ăn vừa nói để tránh đầy bụng, khó tiêu.

- Không ăn quá muộn, quá no hoặc để bụng quá đói.

- Không tập thể dục hoặc nằm ngay sau khi ăn.

- Không lạm dụng thuốc hoặc tự ý mua thuốc điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ.

- Tránh căng thẳng, mệt mỏi, giữ tinh thần thoải mái.

Xem thêm: Trào ngược dạ dày có được ăn chuối không?