Trào ngược dạ dày gây khó thở là vấn đề nhiều người gặp phải khi mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, người bệnh lại không hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng ngừa, cải thiện tình trạng trên, khiến bệnh nặng thêm.
Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch vị dạ dày, pepsin hoặc thức ăn trào ngược lên thực quản. Bệnh phát sinh khi dạ dày tăng tiết axit, khiến cho lượng axit trong dịch vị bị thừa, gây trào ngược lên thực quản. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này đó là suy cơ thắt dưới thực quản, thoát vị cơ hoành, tăng áp lực ở ổ bụng hoặc ứ đọng thức ăn tại dạ dày.
Trào ngược dạ dày là tình trạng nhiều người gặp phải
Các triệu chứng của trào ngược dạ dày bao gồm:
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
- Đau tức vùng thượng vị.
- Tiết nhiều nước bọt.
- Miệng bị đắng.
- Hen suyễn, khó nuốt, ho, khan tiếng.
>>> XEM THÊM: Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Tại sao trào ngược dạ dày gây khó thở?
Khó thở là triệu chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày. Thống kê cho thấy, 45% bệnh nhân khi bị trào ngược dạ dày sẽ có biểu hiện này. Hiện tượng này xảy ra do lượng axit trong dạ dày dư thừa, tác động đến ống dẫn thở. Thông thường, khi bị thừa axit thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh để sản sinh ra lượng bazơ để trung hòa lại. Nhưng ở người bị trào ngược dạ dày, lượng axit sản sinh ra quá nhiều, khiến cho bazơ không đủ để trung hòa, dẫn đến dư thừa. Lượng axit này làm cho thực quản bị giãn ra, đóng không chặt, từ đó dẫn đến tình trạng khó thở.
Các cơ chế dẫn đến khó thở do trào ngược dạ dày bao gồm:
- Lượng axit trong dịch vị dạ dày bị thừa trào lên thực quản khiến niêm mạc thực quản bị kích thích. Tại đây xuất hiện tình trạng áp lực chèn ép lên khí quản gây khó thở cho người mắc.
- Khi thức ăn bị kéo lên vòm họng, đường thông khí đồng thời cũng bị tắc, gây cảm giác khó thở, tức ngực.
- Axit dạ dày vào thực quản có khả năng xâm nhập phổi, gây sưng đường thở, thường xảy ra khi người mắc đang nằm ngủ.
- Axit dạ dày trào ngược lên thực quản còn gây viêm. Khi đó, hệ thống thần kinh tại niêm mạc thực quản sẽ tác động lên các cơ trong lồng ngực, gây phản xạ co rút, chèn ép trực tiếp lên đường thở gây khó thở.
Cách khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở
Khó thở gây nhiều bất lợi cho người mắc về sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, người mắc cần chủ động đi khám thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm. Ngoài ra, người mắc cũng nên lưu ý những nguyên tắc sau:
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Những thói quen về ăn uống như: Không nên ăn quá nhiều trước khi đi ngủ hay ăn quá no trong một bữa ăn, tập thể dục thường xuyên, không uống bia rượu, thuốc lá… sẽ giúp bạn có được cơ thể khỏe mạnh, tránh nguy cơ bị trào ngược dạ dày.
- Dùng thuốc tây để điều trị: Những nhóm thuốc được bác sĩ chỉ định sử dụng như: Thuốc ức chế H2 (Cimetidin, famotidin...), ức chế bơm proton (lansoprazole, omeprazole…), thuốc làm tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới (metoclopramide, domperidone),...
- Sử dụng các bài thuốc dân gian với nguyên liệu từ thảo dược sẽ tác động từ từ, đem lại hiệu quả cải thiện an toàn.
>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng 3 nguyên liệu tự nhiên