“Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?” là băn khoăn của nhiều người bệnh. Bởi họ lo lắng về những biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày có thể đe dọa đến tính mạng của bản thân. Nếu bạn đang có chung thắc mắc trên và muốn tìm cách điều trị bệnh hiệu quả thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Trào ngược dạ dày gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Phần lớn người bệnh bị trào ngược dạ dày - thực quản sẽ không bị các biến chứng nghiêm trọng khi được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trào ngược có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm đường hô hấp, loét thực quản, hẹp và sẹo thực quản,... Cụ thể:

Viêm đường hô hấp

Dịch acid trào ngược từ dạ dày lên thực quản, tràn sang đường hô hấp có thể khiến bộ phận này kích ứng, tổn thương, gây viêm phế quản, viêm xoang hoặc viêm họng,...

Trào ngược dạ dày có thể gây viêm đường hô hấp

Trào ngược dạ dày có thể gây viêm đường hô hấp

Loét thực quản

Acid dạ dày rò rỉ vào thực quản có thể làm tổn thương lớp niêm mạc thực quản (viêm thực quản), thậm chí dẫn đến loét thực quản, gây chảy máu, khiến người bệnh đau đớn và khó nuốt. 

Hẹp và sẹo thực quản

Acid dạ dày trào ngược cũng có thể làm cho thực quản tổn thương, về lâu dài sẽ để lại sẹo, khiến người bệnh cảm thấy đau ngực, khó nuốt, buồn nôn, ói mửa… Sau đó, các vùng viêm loét sẽ bị xơ hóa, gây co rút thực quản, hẹp thực quản, khiến việc nuốt thức ăn trở nên khó khăn và đau đớn hơn.

Barrett thực quản 

Barrett là tình trạng mô vảy của đoạn dưới thực quản bị biến đổi thành mô dạng cột, xảy ra khi có sự tiếp xúc lặp đi lặp lại giữa acid dạ dày và thực quản. Các tế bào đã bị biến đổi này có thể tiềm ẩn nguy cơ trở thành tế bào ung thư. 

Barrett thực quản là biến chứng nghiêm trọng do trào ngược dạ dày

Barrett thực quản là biến chứng nghiêm trọng do trào ngược dạ dày

Ung thư thực quản 

Người bị trào ngược dạ dày kéo dài cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư thực quản, đặc biệt là những trường hợp có Barrett thực quản. Lúc này, người bệnh sẽ thấy đau xương ức, nuốt nghẹn, khàn tiếng, ho khạc, xuất hiện hạch to và sụt cân nhanh chóng.

Viêm phổi hít 

Acid dạ dày trào lên cổ họng hoặc miệng có thể tràn xuống phổi gây viêm phổi hít. Đây là một bệnh nhiễm trùng phổi với các triệu chứng như:

  • Sốt.
  • Ho kéo dài.
  • Tức ngực.
  • Khó thở.
  • Thở khò khè.
  • Mệt mỏi.
  • Da xanh.

Viêm phổi hít có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và thậm chí là có thể khiến người mắc bị tử vong nếu không được điều trị.

Kháng sinh là thuốc được sử dụng điều trị viêm phổi hít do trào ngược dạ dày. Trong những trường hợp nặng, người mắc phải nhập viện để được theo dõi và điều trị.

Làm thế nào để ngăn ngừa các biến chứng do trào ngược dạ dày thực quản?

Bạn có thể cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản và ngăn ngừa biến chứng của bệnh bằng cách áp dụng các cách sau:

  • Tránh ăn một số loại thực phẩm như: đồ nhiều dầu mỡ, chua, cay (bạc hà, nước sốt cà chua, tỏi, hành tây, cam, quýt, khế, ớt, hạt tiêu,...).
  • Thay đổi thói quen ăn uống: người bệnh nên ăn cách thời điểm đi ngủ ít nhất 2 đến 3 giờ. Điều này sẽ giúp dạ dày của bạn có thời gian để tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, người bị đau dạ dày nên ăn các đồ ăn mềm, dễ tiêu và nhai chậm để giúp giảm gánh nặng cho dạ dày.
  • Kiểm soát cân nặng: thừa cân béo phì cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Do vậy bạn nên kiểm soát cân nặng của bạn thêm để cải thiện tình trạng bệnh.
  • Hạn chế uống rượu và cà phê: rượu và cà phê là các chất kích thích gây hại cho dạ dày. Để điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do trào ngược dạ dày hãy nói không với rượu, bia, cà phê.
  • Không hút thuốc lá: hút thuốc khiến cơ vòng ngăn cách thực quản với dạ dày khó đóng lại sau khi thức ăn đi vào hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh đó khói thuốc là còn gây hại cho sức khỏe của bạn và người thân. Vì vậy hãy từ bỏ ngay việc hút thuốc lá càng sớm càng tốt.
  • Nằm nghiêng khi ngủ: nếu tình trạng trào ngược acid và ợ chua xảy ra vào ban đêm, bạn hãy nằm nghiêng và gối đầu cao.
  • Mặc quần áo rộng rãi: những chiếc áo, quần bó có thể gây thêm áp lực lên bụng khiến dịch vị dạ dày bị đẩy ngược lên trên thực quản.

Mặc áo quá bó có thể làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày

Mặc áo quá bó có thể làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày

>>> XEM THÊM: Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày như thế nào là hợp lý?

Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Nếu thay đổi chế độ ăn uống và lối sống không làm giảm chứng trào ngược dạ dày thực, bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc sau đây để cải thiện các triệu chứng của bệnh như:

Thuốc kháng acid

Thuốc kháng acid thường được sử dụng để trung hòa acid dạ dày trong thời gian ngắn. Một số thuốc kháng acid thường được sử dụng đó là: Tums, Maalox và Mylanta.

Thuốc đối kháng histamin (thuốc chẹn H2)

Các tế bào trong niêm mạc dạ dày tiết ra một chất hóa học gọi là “histamin” để kích thích cơ quan tiêu hóa này tiết ra acid dịch vị. Thuốc chẹn H2 ngăn chặn các tế bào sản xuất acid, giúp ngăn chặn tình trạng dư thừa dịch vị. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của các thuốc kháng acid thường thấp hơn so với thuốc ức chế bơm proton.

Một số thuốc kháng histamin được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản đó là: ranitidine (Zantac), famotidine (Pepcid), cimetidine (Tagamet).

Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton thường được sử dụng phổ biến trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày. Những loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn dạ dày tiết quá nhiều acid. 

Một số thuốc ức chế bơm proton được sử dụng phổ biến hiện nay, bao gồm: omeprazole (Prilosec), esomeprazole (Nexium), lansoprazole (Prevacid).

Sử dụng các thảo dược an toàn, lành tính

Mặc dù các loại thuốc tây giúp giảm triệu chứng tạm thời các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản, nhưng gây nhiều tác dụng phụ, không thể dùng kéo dài. 

Do đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu kỹ lưỡng và bào chế thành công thực phẩm chứa thành phần chính là cao hạt bưởi và glycine. 

Cao hạt bưởi và glycine đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học có tác dụng như kháng sinh, chống viêm thực vật, giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, cân bằng giữa yếu tố tấn công và bảo vệ. Đặc biệt, sản phẩm còn được bổ sung các thành phần khác như: nghệ, chè dây, dạ cẩm tím,... có tác dụng phục hồi và làm lành vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó giúp giảm những triệu chứng như: ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, buồn nôn,...

Các thành phần giúp cải thiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả

Các thành phần giúp cải thiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả

>>> XEM THÊM: KINH NGHIỆM CHỮA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN BẰNG 3 NGUYÊN LIỆU TỰ NHIÊN - XEM NGAY!

Nhìn chung, trào ngược dạ dày kéo dài tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần tìm kiếm các phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả cao. Một trong các biện pháp được nhiều người lựa chọn đó là kết hợp sử dụng thuốc tây với các sản phẩm thảo dược.

Hy vọng bài viết trên đã giúp người đọc trả lời được câu hỏi “Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?”. Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc trào ngược dạ dày có nguy hiểm không và cách điều trị bệnh, xin vui lòng để lại số điện thoại và bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp sớm giúp bạn.

Tham khảo:

https://draxe.com/health/acid-reflux-symptoms/

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17019-gerd-or-acid-reflux-or-heartburn-overview

https://www.medicalnewstoday.com/articles/1408