Đau dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng cách. Do vậy, việc tìm kiếm các loại thuốc chữa đau dạ dày giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh là điều được nhiều người mắc quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ chỉ bạn các loại thuốc chữa đau dạ dày đang được sử dụng hiện nay và cách dùng chúng sao cho hiệu quả.
Các thuốc tây chữa đau dạ dày tốt nhất hiện nay
Hiện nay có rất nhiều người thắc mắc: "Bị đau dạ dày uống thuốc gì?" Trả lời câu hỏi này các chuyên gia cho biết: Đau dạ dày là bệnh lý tiêu hóa thường gặp, gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc. Bên cạnh đó, nếu bệnh không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,... Để biết đau dạ dày nên uống thuốc gì, người mắc cần đi khám để được kê đơn phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng:
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Thuốc ức chế bơm proton hoạt động bằng cách giảm lượng axit tạo ra trong dạ dày, đồng thời ngăn ngừa tổn thương. Thường được sử dụng để điều trị một số vấn đề về dạ dày và thực quản như: Trào ngược axit, loét dạ dày – tá tràng, viêm loét dạ dày tá tràng,…
Các thuốc chữa đau dạ dày trong nhóm này có thể kể đến như: Omeprazole (Prilosec), Esomeprazole (Nexium), Lansoprazole (Prevacid), Rabeprazole (AcipHex), Pantoprazole (Protonix), Dexlansoprazole (Dexilant), omeprazole kết hợp với sodium bicarbonate (Zegerid),...
Tất cả các loại thuốc trên đều có thể giúp cải thiện hiệu quả bệnh viêm loét dạ dày. Hiệu quả điều trị của các loại thuốc được ghi nhận là: Không có sự khác biệt đáng kể. Trong đó, Omeprazole (Prilosec) và Lansoprazole (Prevacid) là những thuốc lâu đời được nhiều bác sĩ sử dụng trong phác đồ điều trị.
Thuốc ức chế bơm proton được dùng theo đường uống dưới dạng viên nén hoặc viên nang. Thông thường, những loại thuốc này được uống trước bữa ăn sáng trong ngày 30 phút.
Mặc dù thuốc ức chế bơm proton là an toàn cho sức khỏe người mắc nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy: Nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ tiềm ẩn các tác dụng phụ như: Loãng xương, viêm phổi, tiêu chảy do nhiễm khuẩn, hạ huyết áp, thiếu hụt vitamin B12, bệnh thận mãn tính và suy giảm trí nhớ.
Các thuốc chẹn bơm proton giúp ngăn chặn dạ dày tiết axit
Thuốc đối kháng thụ thể H2
Tương tự đối với PPI, thuốc đối kháng thụ thể H2 hoạt động bằng cách giảm lượng axit dạ dày được tiết ra bởi các tuyến trong niêm mạc dạ dày.
Chúng được dùng để: Giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày - thực quản (GERD); Điều trị loét dạ dày, tá tràng và phòng ngừa bệnh tái phát.
Có nhiều thuốc kháng thụ thể H2 như: Famotidine (Pepcid AC, Pepcid Oral, Zantac 360); Cimetidine (Tagamet, Tagamet HB); Viên nang Nizatidine (Axid AR, Nizatidine),...
Trong đó, Famotidine là thuốc đối kháng thụ thể H2 có chọn lọc, mạnh nhất hiện nay. Theo các nhà khoa học, tác dụng của Famotidin mạnh hơn Ranitidine khoảng tám lần và mạnh hơn Cimetidin 40 lần.
Để đạt hiệu quả điều trị, người bệnh nên sử dụng thuốc đối kháng thụ thể H2 trước bữa ăn sáng hoặc tối. Sau khoảng 30 đến 90 phút, thuốc sẽ phát huy tác dụng.
Một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải khi dùng thuốc đối kháng thụ thể H2 đó là: Táo bón, tiêu chảy, mất ngủ, da khô, đau đầu, ù tai, sổ mũi, tiểu rắt,...
Thuốc kháng axit (antacid)
Thuốc kháng axit là nhóm thuốc có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày. Các thuốc này có chứa thành phần như nhôm, canxi, magie hoặc natri bicarbonat giúp làm giảm nồng độ H+ có trong dạ dày.
Thuốc kháng axit giúp bạn điều trị chứng ợ nóng, khó tiêu. Chúng hoạt động bằng cách trung hòa axit trong dạ dày, đây là tác nhân chính gây ra chứng ợ chua, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Một số thuốc giảm đau dạ dày cấp tốc thuộc nhóm antacid thường được sử dụng hiện nay đó là: Gel nhôm hydroxit (Alternagel, Amphojel), Canxi cacbonat (Alka-Seltzer, Tums), Magie hydroxit Magie hydroxit (Sữa Magie), Gaviscon, Gelusil, Maalox, Mylanta, Rolaids, Pepto-Bismol.
Trong các loại thuốc trên, thì Canxi cacbonat là chất kháng axit tốt nhất vì nó có tác dụng giảm đau nhanh. Tuy nhiên người ta thấy rằng, khi dùng loại thuốc này dài ngày sẽ khiến cho dạ dày ngày càng tăng tiết axit.
Thuốc kháng axit thường dùng sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Liều lượng sử dụng sẽ phụ thuộc vào mức độ đau dạ dày và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn đang dùng thuốc viên nhai thì hãy nhai kỹ trước khi nuốt và uống với một cốc nước đầy.
Khi dùng thuốc kháng axit người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như:
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
- Đầy hơi (gió)
- Co thắt dạ dày.
- Cảm thấy buồn nôn.
Thuốc antacid giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh đau dạ dày
Thuốc kháng sinh
Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp bạn bị đau dạ dày cho nhiễm vi khuẩn H. pylori. Vi khuẩn H. pylori là một tác nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng. Vi khuẩn này có khả năng tồn tại và gây bệnh cả trong môi trường axit dạ dày. Chính vì vậy, ở những bệnh nhân này, chỉ giảm đau dạ dày thôi chưa đủ, chúng ta cần phải phối hợp một cách hợp lý các nhóm kháng sinh để tiêu diệt H. pylori.
Một số kháng sinh thường dùng để điều trị đau dạ dày đó là: Amoxicillin và levofloxacin, clarithromycin, metronidazol. Việc lựa chọn kháng sinh sẽ phụ thuộc vào phác đồ điều trị của bác sĩ.
Các thuốc đau dạ dày khác
Sucralfate
Sucralfate được dùng để điều trị và ngăn ngừa viêm loét tá tràng. Sucralfate sẽ tạo thành một lớp phủ trên vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị tổn thương thêm, giúp vết loét mau lành hơn. Chính vì vậy, thuốc này còn được gọi là nhóm thuốc bảo vệ. Thuốc sucralfate thường được sử dụng khi đói, sau khoảng 1-2 giờ trước bữa ăn.
Một số biệt dược chứa sucralfate đó là: Sucrate gel; Sucrafar 1g; Sucrate 5ml.
Bismuth
Bismuth giúp điều trị đau dạ dày, ợ nóng và buồn nôn, khi nguyên nhân do nhiễm H. pylori. Bạn chỉ được dùng bismuth khi được bác sĩ kê đơn. Dựa vào tuổi tác, tình trạng bệnh lý và đáp ứng với điều trị mà liều lượng sẽ khác nhau ở mỗi người.
Bismuth giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, cải thiện triệu chứng bệnh
Trong kho tàng y học cổ truyền có rất nhiều vị thuốc giúp giảm đau, chống viêm loét hiệu quả. Tiêu biểu như:
Nghệ
Nghệ rất giàu các hợp chất chống viêm và chống oxy hóa. Thảo dược này có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày hiệu quả. Hoạt chất curcumin có trong nghệ giúp kháng khuẩn, chống viêm, ngăn chặn khối u phát triển.
Để chữa đau dạ dày, bạn có thể dùng bột nghệ sấy khô trộn với mật ong để ăn hàng ngày. Đây là cách trị đau dạ dày tại nhà được nhiều người áp dụng.
Dạ cẩm tím
Dạ cẩm tím có vị ngọt đắng, tính bình giúp giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu. Năm 1962, tại bệnh viện Lạng Sơn đã dùng dạ cẩm tím để điều trị bệnh đau dạ dày. Người bệnh có thể dùng dạ cẩm tím theo các cách sau:
- Lấy lá và ngọn dạ cẩm tím phơi khô và đem đi sắc, mỗi lần từ 10 - 25g. Uống thuốc sắc từ 2-3 lần/ngày vào trước bữa ăn hoặc khi đau.
- Lấy 7kg lá dạ cẩm tím, 2kg đường, 1kg mật ong. Nấu hỗn hợp trên thành cao. Uống cao dạ cẩm tím 2-3 lần/ngày, mỗi lần từ 10 -15g.
Hạt bưởi
Trong một nghiên cứu, chiết xuất hạt bưởi đã cải thiện các triệu chứng đau dạ dày. Bởi trong chiết xuất hạt bưởi có chứa pectin giúp chống táo bón, cầm máu sát khuẩn.
Cách dùng hạt bưởi: Cho hạt bưởi vào cốc, rót nước sôi (70-80 độ C) ngập hạt, dùng dĩa đánh liên tục chừng 5-6 phút rồi gạn hết lớp chất nhầy vào một cốc riêng. Uống phần chất nhầy của hạt bưởi tiết ra mỗi ngày để cải thiện bệnh đau dạ dày. Đây là cách chữa đau dạ dày hiệu quả.
Mặc dù, các biện pháp trên giúp cải thiện bệnh đau dạ dày, tuy nhiên những cách này phải thực hiện cầu kỳ, tốn nhiều công sức. Hiện nay, để giảm đau, chống loét, nhanh liền sẹo, nhiều người có xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần là cao hạt bưởi kết hợp với nghệ, dạ cẩm tím, chè dây, glycine,... Sản phẩm đã được nhiều người mắc bệnh đau dạ dày sử dụng và cho hiệu quả tích cực.
Hạt bưởi giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết thêm về các thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả. Nếu còn thắc mắc liên quan đến bệnh và phương pháp điều trị, hãy để lại số điện thoại và bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp sớm giúp bạn.
>>>Xem thêm: Bật mí 3 cách chữa đau dạ dày bằng lá tía tô
Link tham khảo:
https://www.webmd.com/first-aid/abdominal-pain-in-adults-treatment
https://www.webmd.com/pain-management/medicines-stomach-pain