Viêm loét dạ dày là một bệnh đã được biết đến từ lâu và khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh xuất hiện ở mọi tầng lớp, lứa tuổi và có rất nhiều cách để điều trị. Vậy đó là những cách điều trị viêm loét dạ dày nào? Dễ thực hiện hay cần sự chỉ định của bác sĩ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cách điều trị viêm loét dạ dày trong bài viết dưới đây nhé!

Mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là tình trạng viêm và loét niêm mạc dạ dày do bị ăn mòn bởi dịch tiêu hóa có tính axit. Để điều trị bệnh hiệu quả, các phương pháp cần đáp ứng các mục tiêu sau:

  • Chữa lành các tổn thương.
  • Giảm triệu chứng.
  • Ngăn ngừa các biến chứng.
  • Dự phòng tái phát.
  • Giảm chi phí điều trị.

Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày

Lựa chọn phương pháp điều trị viêm loét dạ dày cần căn cứ vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, nếu viêm loét dạ dày ở mức độ nhẹ hoặc muốn dự phòng tái phát có thể điều trị bằng bài thuốc dân gian, đông y. Trường hợp nặng, điều trị viêm loét dạ dày theo tây y sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nhiều. Hay nếu viêm loét dạ dày do vi khuẩn thì cần dùng thuốc kháng sinh,... Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp cho mình.

Điều trị viêm loét dạ dày theo tây y

Theo tây y, hiện nay có 2 phương pháp điều trị viêm loét dạ dày chính đó là: Dùng thuốc và phẫu thuật. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị viêm loét dạ dày phù hợp. Cụ thể:

Điều trị bằng thuốc

Một số thuốc điều trị viêm loét dạ dày khác nhau để giúp giảm axit dạ dày và bao phủ các vết loét.

  • Thuốc trung hòa acid dịch vị: Có rất nhiều loại thuốc trung hòa dịch vị như: Magie hydroxyd và nhôm hydroxyd,... Ưu điểm của thuốc là pH dịch vị tăng nên làm giảm đau nhanh chóng. Nhược điểm chung là: Tác dụng ngắn, phải dùng nhiều lần trong ngày.
  • Thuốc ức chế histamin (H2): Làm giảm axit dịch vị bằng cách ngăn chặn các thụ thể H2. Những loại thuốc này đạt tác dụng tối đa ngay từ ngày đầu tiên sử dụng đây một lựa chọn điều trị tương đối an toàn. Thuốc có tác dụng giảm đau, ngăn chặn dạ dày tiết acid nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón hoặc tiêu chảy tùy thuộc vào hoạt chất dùng.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Là loại thuốc ngăn chặn sản xuất axit hiệu quả hơn nhiều so với thuốc ức chế H2. Là tiêu chuẩn vàng trong điều trị bằng thuốc đối với bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài, đặc biệt ở liều cao có thể gây ra các tác dụng phụ như: Táo bón, buồn nôn,...
  • Thuốc giúp bảo vệ và phục hồi lớp niêm mạc dạ dày. Khi thuốc đi vào cơ thể, tạo liên kết với các protein mang điện tích dương (+) trong dịch tiết, hình thành hợp chất nhầy bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, một số loại thuốc làm tăng co bóp tử cung, bởi vậy nên tránh sử dụng với phụ nữ có thai.
  • Thuốc kháng sinh để điều trị vi khuẩn H.pylori (vi khuẩn gây viêm loét dạ dày) nếu nó được phát hiện. Loại bỏ thành công vi khuẩn này giúp điều trị dứt điểm, ngăn diễn biến xấu và phòng ngừa tái phát viêm loét dạ dày. Đặc biệt, khi người bệnh sử dụng kháng sinh cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, không được tự ý dùng thuốc.

Phẫu thuật

Khi điều trị bằng thuốc không có hiệu quả và vết loét dạ dày chảy nhiều máu thì bạn có thể được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên phương pháp này có thể khiến người bệnh gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm trong và sau quá trình điều trị.

Phau-thuat-la-mot-trong-nhung-phuong-phap-dieu-tri-da-day-hien-nay.webp

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị dạ dày hiện nay

Điều trị viêm loét dạ dày theo dân gian

Lựa chọn cách chữa viêm loét dạ dày theo dân gian là một giải pháp hỗ trợ trong điều trị, giúp làm dịu các cơn đau của người bệnh và cải thiện triệu chứng gây khó chịu. Cách chữa đau dạ dày bằng dân gian thường sử dụng nguyên liệu như các loại lá, cây thảo dược, thực phẩm có ngay trong bếp, vườn nhà nhưng chỉ phù hợp với những người mới khởi phát bệnh và mức độ nhẹ

Chữa đau dạ dày bằng nước nha đam

Nha đam được biết đến là một loại cây chứa nhiều chất chống oxy hóa, trung hòa độ pH, chống viêm, tốt cho hệ tiêu hóa, điều trị ợ nóng, ợ chua do trào ngược dạ dày,…

Bạn có thể dùng nha đam nguyên chất hoặc kết với với các dược liệu cùng công dụng khác để tăng hiệu quả điều trị.

Nha đam nguyên chất

  • Dùng 1-2 nhánh nha đam tươi, gọt bỏ vỏ sau đó rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ lớp nhờn.
  • Bỏ toàn bộ phần thịt nha đam vừa lọc vào máy xay nhuyễn sau đó cho vào lọ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Mỗi lần uống pha 2 thìa nha đam với 150ml nước ấm, uống 3 - 4 lần một ngày, trước bữa ăn 30 phút.

Nha đam pha mật ong

  • Gọt vỏ 3 nhánh nha đam, rửa sạch lớp nhờn sau đó cho vào máy, xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt.
  • Trộn đều với 300ml mật ong, cho vào lọ thủy tinh bảo quản trong tủ lạnh.
  • Mỗi lần dùng pha 30-50ml nha đam mật ong với nước ấm, uống trước bữa ăn 30 phút.

Lưu ý: Tránh sử dụng nha đam pha với mật ong cho phụ nữ mang thai, người bị tiểu đường, tiêu chảy,…

Nuoc-nha-dam-giup-trung-hoa-axit-dich-vi-ho-tro-loet-da-day.webp

Nước nha đam giúp trung hòa axit dịch vị hỗ trợ loét dạ dày

Sử dụng lá tía tô để trị viêm loét dạ dày

Lá tía tô chứa một lượng lớn tanin và glucosid có tác dụng chống viêm, làm liền các vết viêm loét và hạn chế tiết axit trong dạ dày đang bị tổn thương.

Uống nước lá tía tô

  • Rửa sạch 1 nắm lá tía tô tươi, ngâm cùng nước muối loãng để loại sạch tạp chất.
  • Cho lá tía tô vào nồi, thêm vào đó 500ml nước rồi đun sôi nhỏ lửa.
  • Khoảng 10 phút thì tắt bếp, lọc bỏ bã chắt lấy phần nước.
  • Lấy nước lá tía tô vừa đun chia thành 2 phần uống trong ngày. Nên làm ấm trước khi uống.

Bạn cũng có thể sử dụng lá tía tô khô và sắc lên như lá tươi để uống.

Ăn trực tiếp lá tía tô tươi

  • Rửa sạch lá tía tô và ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút.
  • Khi xuất hiện các triệu chứng trào ngược hoặc đau dạ dày người bệnh nhai vài lá tía tô kèm 1 chút muối.
  • Có thể thực hiện 1-2 lần liên tiếp để triệu chứng thuyên giảm.

Lưu ý: Không áp dụng phương pháp chữa đau dạ dày bằng lá tía tô cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ,…

Chè dây chữa đau dạ dày

Chè dây có chứa hàm lượng lớn flavonoid. Đây là hoạt chất có tác dụng chống viêm, nhanh lành vết loét.

  • Đem 30 - 50g chè dây đi rửa sạch.
  • Sau đó cho vào ấm và đun với 500ml nước.
  • Để nguội và chắt lấy nước.
  • Uống nước chè dây nhiều lần trong ngày để cải thiện bệnh đau dạ dày.

Lưu ý: Không nên dùng chè dây với người có huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, trẻ em …

Trị đau dạ dày bằng nghệ

Hoạt chất curcumin trong nghệ có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng nấm, phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Đồng thời, ức chế một số chủng vi khuẩn như Helicobacter pylori, Staphylococcus aureus,… hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn.

Nghệ tươi

  • Rửa sạch một củ nghệ tươi và đem đi gọt vỏ.
  • Giã nát, vắt lấy nước khoảng 3 thìa cà phê nước cốt nghệ.
  • Pha nước cốt nghệ với 100ml nước ấm.
  • Uống nước nghệ 2 lần mỗi ngày để giảm đau, chống loét dạ dày.

Tinh bột nghệ

  • Sử dụng 2 thìa cà phê tinh bột nghệ pha với 250ml nước ấm.
  • Thêm 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất, khuấy đều và uống trước bữa ăn 20 phút.

Lưu ý: Người bị rối loạn đông máu, phụ nữ bị rong kinh, người mắc bệnh tiểu đường không nên sử dụng nghệ …

Nghe-co-tac-dung-lam-lanh-vet-loet-do-viem-da-day-gay-ra.webp

Nghệ có tác dụng làm lành vết loét do viêm dạ dày gây ra

Các bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày

Một số bài thuốc Đông y trị viêm loét dạ dày được đánh giá là hiệu quả, lành tính, có thể sử dụng trong thời gian dài và không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, vẫn cần có sự chỉ định của bác sĩ Đông y có chuyên môn để tránh các yếu tố rủi ro liên quan.

Bài thuốc hoàng kỳ kiến trung thang

Hoàng kỳ 8g; Gừng sống 5 lát; Hương phụ, Quế chi, mỗi vị đều 12g; Cao lương khương 8g; Đại táo 16g; Cam thảo 4g; Bạch thược 10g. Sắc thành thuốc uống ngày một thang.

Bài thuốc thất tiêu tán

Ngũ linh chi, Bồ hoàng, mỗi vị 12g. Tán thành bột mịn. Chia thành 2 lần một ngày, mỗi lần 10g.

Bài thuốc nhất quán tiễn

Dùng Đương quy, Mạch đông, Sa sâm, Câu kỷ tử, mỗi vị đều 12g; Xuyên luyện tử 6g; sinh địa 14g. Sắc thành thuốc mỗi ngày uống một thang.

Ngoài các cách được đề cập ở trên thì thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng góp phần cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày. Bạn có thể tham khảo các thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt dưới đây.

  • Tránh thức khuya.
  • Giữ tinh thần thoải mái, giảm bớt căng thẳng lo âu.
  • Không dùng đồ uống có cồn: Rượu, bia…
  • Ăn đúng bữa, đúng giờ.
  • Bổ sung các loại trái cây, rau xanh giàu chất xơ.
  • Tập luyện thể dục đều đặn.
  • Hạn chế các loại thức ăn cay nóng.
  • Nên dùng thức ăn dễ tiêu hóa.
  • Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.

Điều trị viêm loét dạ dày là một quá trình đòi hỏi người bệnh cần kiên nhẫn và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể thấy rằng, thuốc tây y điều trị viêm loét dạ dày còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, thuốc đông y mất nhiều thời gian sắc nấu, chưa tiện lợi cho người dùng. Hiện nay, để điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả, nhiều người có xu hướng lựa chọn sản phẩm có thành phần thảo dược tiêu biểu như sản phẩm chứa thành phần chính là cao hạt bưởi và glycine.

Cao hạt bưởi (GSE) chứa flavonoid giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn H. pylori (HP)chống loét niêm mạc dạ dày (Nghiên cứu của Ba Lan). Còn nghiên cứu tại Ả Rập Xê-út chứng minh glycine có tác dụng giảm tiết dịch vị, chống loét dạ dày và bảo vệ niêm mạc tiêu hóa.

Ngoài cao hạt bưởi và glycine, sản phẩm còn chứa nhiều thảo dược quý khác như: Dạ cẩm tím, bột nghệ, chè dây,… Sản phẩm có công dụng:

  • Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau thượng vị, giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.
  • Hỗ trợ giảm acid dạ dày, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa.

Viêm loét dạ dày là bệnh thường gặp và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc. Bên cạnh việc điều trị viêm loét dạ dày bằng tây y, dân gian, đông y thì bạn cũng nên cân nhắc tham khảo các sản phẩm thảo dược và đừng quên xây dựng một chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học nhé.

>>>Xem thêm: Viêm loét dạ dày có chữa được không? Làm sao để cải thiện?

Link tham khảo nước ngoài:

https://www.fairview.org/Patient-Education/Articles/English/b/l/e/e/d/Bleeding_Peptic_Ulcer_Treatment_40396

https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/peptic-ulcer-disease-treatment

https://www.mountsinai.org/health-library/diseases-conditions/peptic-ulcer