Đau dạ dày là bệnh thường gặp, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Để tìm hiểu về các dấu hiệu của bệnh đau dạ dày và cách điều trị, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân thường là do dạ dày bị viêm dẫn đến hình thành các ổ loét và gây đau. Dạ dày nằm ở bên bên trái khoang bụng, ngay dưới mạng sườn. Do vậy khi bị đau dạ dày, người bệnh thường có biểu hiện đau bụng phía trái, âm ỉ hàng giờ.
Đau dạ dày có thể gặp ở mọi đối tượng, kể cả trẻ em và người cao tuổi. Tuy nhiên người ta thấy rằng, nam giới từ 30-60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
5 dấu hiệu của bệnh đau dạ dày
Ở một số người bị đau dạ dày, các triệu chứng của bệnh thường biểu hiện rõ ràng dễ nhận biết như: Đau âm ỉ kéo dài, rối loạn tiêu hoá, ợ hơi ợ chua, hay bị đầy bụng.... Tuy nhiên, một số trường hợp khác chỉ đau bụng âm ỉ mà không rõ lý do. Để nhận biết mình có bị đau dạ dày hay không, bạn có thể dựa vào các triệu chứng dưới đây:
Đau âm ỉ kéo dài
Khi bị đau dạ dày, người bệnh thường thấy đau âm ỉ, nóng rát kèm tức bụng rất khó chịu. Khi thời tiết trở lạnh, mức độ đau sẽ tăng lên. Tùy vào vị trí bị tổn thương, người bệnh có thể đau thượng vị, hang vị, môn vị:
- Đau thượng vị
Thượng vị là vùng nằm giữa hai xương sườn và mũi ức. Khi bị đau thượng vị, người bệnh thường đau từ rốn lan lên xương sườn. Các cơn đau thường xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn no.
- Đau ở vùng bụng giữa
Vùng bụng giữa là nơi có nhiều cơ quan nội tạng. Do vậy, rất khó phân biệt đau dạ dày với các bộ phận khác. Người bị đau dạ dày có thể đau bụng giữa kèm lan sang vùng bên phải. Bên cạnh cảm giác đau, người mắc sẽ có triệu chứng: Nôn, buồn nôn, đầy bụng,...
- Đau giữa rốn bên trái
Hang vị là vị trí gần cuối dạ dày, có nhiệm vụ hấp thu và vận chuyển thức ăn xuống dưới tá tràng. Khi bị đau hang vị, người bệnh thường có cảm giác đau quặn thắt vùng rốn trong nhiều giờ và hay xuất hiện vào ban đêm. Đau hang vị có thể là do xuất huyết hoặc viêm hang vị dạ dày.
Đau dạ dày có thể xảy ra ở nhiều vị trí khiến người mắc khó phân biệt với bệnh khác
Đầy bụng, khó tiêu
Đầy bụng, khó tiêu là triệu chứng thường gặp trong các bệnh về dạ dày. Khi dạ dày bị tổn thương, chức năng tiêu hóa sẽ chậm lại gây đầy bụng. Tình trạng này sẽ trở nên nặng nếu người bệnh ăn nhiều đồ dầu mỡ.
Ợ hơi, ợ chua
Đau dạ dày kèm ợ hơi, ợ chua là biểu hiện dễ gặp trong bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản. Tình trạng này dễ xảy ra khi người bệnh bị stress hoặc quá đói.
Nôn, buồn nôn
Dạ dày bị đau khiến cho cơ quan này không đảm nhiệm được chức năng tiêu hóa. Do vậy, người mắc dễ gặp phải tình trạng nôn và buồn nôn sau khi ăn.
Rối loạn tiêu hóa
Khi bị đau dạ dày, người bệnh có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón. Tình trạng này thường xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần liên tiếp khiến người mắc rất mệt mỏi.
Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày, tuy nhiên người ta thấy rằng nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân phổ biến. Theo các nhà khoa học, vi khuẩn HP có khả năng phá bỏ lớp chất nhầy - hàng rào bảo vệ dạ dày, tạo điều kiện cho dịch vị ăn mòn niêm mạc gây ra tình trạng viêm loét dạ dày. Bên cạnh nhiễm vi khuẩn HP, đau dạ dày cũng có thể xuất hiện do nhiều yếu tố như:
Do sử dụng thuốc tây
Lý do mà nhiều bệnh nhân đau dạ dày là do sử dụng thuốc tây quá nhiều. Một số loại thuốc dễ gây đau dạ dày đó là: Thuốc giảm đau xương khớp, thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh,.... Việc sử dụng nhiều loại thuốc tây không chỉ khiến người mắc bị đau dạ dày mà còn gặp phải nhiều tác dụng phụ như: Mệt mỏi, tiêu chảy, đắng miệng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa…
Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh
Không tuân thủ điều trị không phải là nguyên nhân duy nhất khiến bệnh dạ dày. Thực tế, nhiều người bị viêm loét dạ dày là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, khoa học. Dạ dày tiết dịch vị theo nhịp sinh học, khi ăn uống không đúng giờ sẽ gây rối loạn quá trình bài tiết axit HCL, dẫn đến đau dạ dày.
Điều kiện vệ sinh kém
Vi khuẩn HP không chỉ có trong dạ dày người bệnh mà còn theo phân ra ngoài môi trường. Thói quen không rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn tạo điều kiện cho vi khuẩn HP xâm nhập và gây bệnh, khiến bệnh tái phát nhiều lần.
Căng thẳng, stress
Cuộc sống hiện đại, khiến con người dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe thần kinh, trong đó phải kể đến căng thẳng, stress. Đây chính là nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh đau dạ dày. Hiện nay, có rất nhiều người bị đau dạ dày do áp lực công việc, gia đình,... Ai cũng có thể bị đau dạ dày do stress, tuy nhiên giới trẻ là đối tượng có nguy cơ mắc cao.
Căng thẳng, stress khiến người bệnh dễ bị đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày có nguy hiểm không?
Đau dạ dày gồm có hai loại đó là: Đau cấp tính và đau mạn tính. Đau dạ dày cấp tính thường xuất hiện đột ngột và có thể khỏi sau vài ngày điều trị. Đau mạn tính sẽ xuất hiện thường xuyên với mức độ tăng dần theo thời gian.
Nếu đau dạ dày không được điều trị triệt để, người mắc sẽ gặp phải các biến chứng như: Xuất huyết niêm mạch dạ dày; Thủng dạ dày;...
Vậy đau dạ dày có thể dẫn đến ung thư dạ dày không? Câu trả lời là có. Bởi viêm dạ dày lâu ngày sẽ làm thay đổi cấu trúc niêm mạc gây hình thành các tế bào xơ, dị sản gây ung thư dạ dày. Đây là biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng của người mắc.
Cách điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả
Để xác định bệnh đau dạ dày, người mắc sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch vị, nội soi,... Nguyên tắc điều trị bệnh đau dạ dày là: Giảm yếu tố tấn công (Vi khuẩn HP, giảm tiết axit,...) và tăng cường yếu tố bảo vệ (tạo lớp bao niêm mạc dạ dày). Để đáp ứng được mục tiêu điều trị này, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau:
Sử dụng thuốc tây điều trị đau dạ dày
Trong điều trị đau dạ dày, bác sĩ thường kê cho người mắc sử dụng các loại thuốc sau:
Thuốc tăng nhu động dạ dày
Một số thuốc giúp làm tăng nhu động ruột, hỗ trợ điều trị tình trạng đầy bụng khó tiêu trong đau dạ dày như: Mosapride và domperidone, trimebutine. Thuốc mosapride và domperidone thường được uống trước bữa ăn 15-30 phút. Nếu uống thuốc sau bữa ăn, quá trình hấp thu của thuốc sẽ bị chậm lại. Trimebutine có tác dụng điều hòa vận động cơ trơn đường tiêu hóa, có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.
Thuốc kháng axit
Thuốc kháng acid chứa các hoạt chất có tính kiềm, giúp trung hòa axit dịch vị, giảm đau dạ dày nhanh chóng. Các thuốc có tác dụng kháng axit dịch vị thường được sử dụng đó là: Nhôm hydroxit, magie oxit, magie trisilicat. Những loại thuốc này thường được uống từ nửa giờ đến một giờ trước bữa ăn hoặc khi xuất hiện các cơn đau dạ dày.
Thuốc kháng tiết axit giúp giảm đau dạ dày nhanh chóng
Chất ức chế tiết axit
Thuốc ức chế axit thường bao gồm thuốc đối kháng thụ thể H2 (cimetidine, ranitidine, famotidine,...) và thuốc ức chế bơm proton (omeprazole, lansoprazole, rabeprazole,...). Cimetidine, ranitidine và famotidine thường được sử dụng trước khi đi ngủ hoặc sau ăn sáng và tối. Omeprazole, lansoprazole và rabeprazole hầu hết bị cản trở bởi thức ăn trong dạ dày, vì vậy tốt nhất bạn nên uống thuốc khi trước bữa ăn sáng hoặc khi đi ngủ. Để thuốc phát huy tác dụng điều trị bệnh, người mắc không được nhai hoặc nghiền nát viên trước khi uống.
Thuốc diệt vi khuẩn Helicobacter pylori
Phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn HP được khuyến cáo đó là: Thuốc ức chế bơm proton + Chế phẩm bismuth + 2 loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn HP. Một số thuốc kháng sinh hay được sử dụng trong điều trị đau dạ dày đó là : Amoxicillin, metronidazole, tinidazole, clarithromycin. Trong đó, amoxicillin, metronidazole, tinidazole được hấp thu tốt cùng thức ăn do vậy nên uống thuốc sau bữa ăn. Clarithromycin thường bị cản trở hấp thu bởi thức ăn, vì vậy nên dùng clarithromycin lúc đói trước bữa ăn.
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp ngăn ngừa và điều trị tổn thương niêm mạc dạ dày, thúc đẩy quá trình phục hồi mô và làm lành vết loét. Một số loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày thường được sử dụng đó là: Sucralfate, Rebamipide. Các loại thuốc này thường bị giảm tác dụng khi dùng cùng với thức ăn. Do vậy, người mắc nên uống thuốc cách xa các bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Sử dụng các bài thuốc dân gian trị đau dạ dày
Hiện nay, có rất nhiều bài thuốc trị viêm dạ dày được lưu truyền trong dân gian, người mắc có thể tham khảo như:
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị: 3,8g nhục thung dung, quế nhục, táo tàu, 1,5g cam thảo.
Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm và sắc với 360ml nước. Sắc thuốc đến khi lượng nước trong ấm còn lại 180ml thì dừng. Bài thuốc này giúp giảm đau dạ dày do co thắt.
Bài thuốc 2:
Chuẩn bị: 5,6g vỏ quýt, vỏ quế 1,9g, một ít gừng.
Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm, sắc với 360ml nước. Đun đến khi trong ấm còn lại 180ml nước.
Bài thuốc 3:
Chuẩn bị:
Lá khôi tía: 80g; Khổ sâm: 12g; Rau diếp hoang (bồ công anh ): 40g
Thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc trên, cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước. Đun đến khi sôi và vặn nhỏ lửa liu riu tầm 10 phút, chắt nước uống.
Bài thuốc 4
Chuẩn bị: 20g bột nghệ; 60g mật ong nguyên chất
Thực hiện: Trộn bột nghệ với mật ong nguyên chất lại với nhau. Sau đó vo thành viên nhỏ và bảo quản trong lọ kín. Ngày dùng 3-5 viên để giảm đau dạ dày.
Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong rất hiệu quả
Bài thuốc 5
Chuẩn bị: 500 gam hạt đậu rồng
Thực hiện: Rang chín hạt đậu rồng rồi sau đó đem đi xay. Mỗi ngày pha bột hạt đậu rồng uống để giảm đau dạ dày.
Bài thuốc 6
Chuẩn bị: Gừng 1 củ, mật ong.
Thực hiện: Gừng giã nhỏ rồi cho vào ấm đun với 200ml nước sôi đến khi cạn thì dừng. Sau đó, đen gừng trộn với 2 thìa mật ong. Dùng hỗn hợp khi còn nóng để giảm đau dạ dày.
Làm sao để giảm đau dạ dày nhanh, hiệu quả?
Hiện nay để giảm đau dạ dày nhanh, hiệu quả, nhiều người có xu hướng áp dụng phương pháp đông, tây y kết hợp. Bởi thuốc tây không thân thiện với cơ thể, khi sử dụng kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: Suy gan, suy thận,... Đặc biệt, sử dụng thuốc tây kéo dài sẽ gây tăng gánh nặng cho dạ dày khiến tình trạng đau trở nên trầm trọng. Chính vì vậy, hiện nay nhiều người lựa chọn sử dụng các thảo dược an toàn, lành tính để chữa đau dạ dày. Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng nhiều loại thảo dược để giảm đau dạ dày, làm lành vết loét như: Hạt bưởi, dạ cẩm tím, nghệ,... Ngày nay, dưới ánh sáng hiện đại, các vị thuốc này đã được nghiên cứu và bào chế kỹ lưỡng để cho ra thị trường những sản phẩm hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả.
Cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày tái phát
Để phòng ngừa bệnh đau dạ dày tái phát, người mắc cần thực hiện các biện pháp sau:
- Người bệnh nên ăn đúng giờ theo một giờ cố định.
- Đảm bảo ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh.
- Không nên ăn quá nhiều khiến dạ dày phải hoạt động liên tục.
- Nhai kỹ khi ăn, giúp giảm gánh nặng cho dạ dày.
- Tập trung ăn, không nên vừa làm việc vừa ăn.
- Người bị đau dạ dày nên ăn các thực phẩm dễ tiêu như: Chuối, cháo, súp, rau cải, táo, việt quất, bưởi,...
- Không nên ăn các thực phẩm gây kích ứng niêm mạc dạ dày như: Khế, hạt tiêu, mù tạt, ớt,...
- Căng thẳng, stress có thể khiến dạ dày tăng tiết dịch, vì vậy, người mắc nên thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
- Giảm cân không khoa học có thể gây đau dạ dày, thiếu chất,... Vì vậy người mắc cần có một chế độ ăn hợp lý.
Đau dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người mắc. Vì vậy, để giảm đau dạ dày hiệu quả, bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh cần được điều trị đúng cách.
Link tham khảo:
https://www.nhs.uk/conditions/stomach-ache/
https://www.nhs.uk/conditions/stomach-ache-abdominal-pain/pages/introduction.aspx/amp/