Viêm loét dạ dày là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ người lớn tới trẻ nhỏ. Bệnh gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Vậy viêm loét dạ dày có chữa được không và làm sao để cải thiện tình trạng này hiệu quả? Nếu đang có băn khoăn này thì mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau.
Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương viêm, dẫn đến sưng và hình thành những vết loét trong niêm mạc dạ dày. Thống kê cho thấy, có tới gần 30% dân số nước ta đang mắc tình trạng này và tỉ lệ mắc bệnh đang dần tăng lên đáng kể. Đặc biệt, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần và chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt.
Bệnh viêm loét dạ dày thường có xu hướng tái phát bất thường, nhất là sau khi người bệnh ăn chất kích thích hoặc cơ thể yếu, thường xuyên bị vi khuẩn, virus tấn công. Nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, các vết loét sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và công việc của người bệnh. Thậm chí có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Dạ dày là bệnh lý phổ biến
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày - tá tràng như: Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, uống nhiều rượu, bia, do căng thẳng stress,… Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là do mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ (lớp chất nhầy, HCO3-; Prostaglandins; Lưu lượng máu đến niêm mạc;...) và yếu tố tấn công (H+ và pepsin; Vi khuẩn Helicobacter pylori;…).
Do đó, để điều trị hiệu quả tận gốc, cần có giải pháp phục hồi và làm lành vết loét, cân bằng được 2 yếu tố bảo vệ và tấn công, kháng sinh, chống viêm thực vật, an toàn khi sử dụng lâu dài.
Những triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày
Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh sẽ nhận thấy có nhiều biểu hiện như:
- Đau dạ dày vùng thượng vị: Cảm giác đau tức vùng bụng trên có thể được coi là dấu hiệu viêm loét dạ dày sớm nhất mà chúng ta có thể dễ dàng nhận biết. Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mà có mức độ đau sẽ khác nhau, các cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày kể cả khi bạn đang ngủ.
Viêm loét dạ dày khiến nhiều người luôn cảm thấy khó chịu
- Buồn nôn, nôn: Những ổ viêm loét dạ dày gây đau, làm cho dạ dày co bóp mạnh hơn, khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn và nôn do chức năng dạ dày suy yếu.
- Chán ăn, ăn không ngon: Viêm loét dạ dày khiến người bệnh mệt mỏi, đắng miệng, ăn không ngon miệng, không muốn ăn. Đây là biểu hiện mà hầu như bệnh nhân nào cũng gặp phải.
- Rối loạn tiêu hóa: Viêm loét dạ dày gây chứng táo bón hoặc tiêu chảy do chức năng tiêu hóa bị rối loạn.
- Mất ngủ, giảm cân đột ngột: Những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa thường khiến bệnh nhân giảm cân nhanh. Bởi nó cản trở khả năng cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Kèm theo đó là tình trạng mệt mỏi, mất ngủ.
Viêm loét dạ dày có chữa được không?
Viêm loét dạ dày cấp tính không nguy hiểm và có khả năng chữa khỏi rất cao nếu điều trị đúng cách, kịp thời. Trái lại, bệnh chuyển sang mạn tính sẽ rất khó khăn trong việc điều trị. Người bệnh thường phải sống chung với tình trạng này cả đời. Do vậy, ngay khi phát hiện bị viêm loét dạ dày, bạn cần tìm hướng điều trị càng sớm càng tốt để bệnh sớm được cải thiện, phòng tránh những biến chứng về sau.
Viêm loét dạ dày dễ gây biến chứng nghiêm trọng
Theo chuyên gia, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và sinh hoạt lành mạnh giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày hiệu quả. Cụ thể, người bị viêm loét dạ dày nên bổ sung những thực phẩm như:
- Các loại thịt nạc, cá. Các thực phẩm nên được chế biến theo cách luộc, hấp sẽ giúp người bệnh tiêu thụ được lượng đạm lớn.
- Rau xanh, trái cây tươi như: Bắp cải, rau cải, củ cải,...
- Thức ăn dễ tiêu, chứa tinh bột và ít mùi vị: Cơm, cháo, súp, khoai luộc chín hay bánh mì…
Người bị viêm loét dạ dày nên ăn thực phẩm dễ tiêu
- Dầu thực vật: Dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương, dầu đậu nành...
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiêng kỵ các đồ ăn, đồ uống gây hại, bao gồm:
- Các loại đồ ăn nhanh, thịt nguội như xúc xích, dăm bông, lạp sườn.
- Đồ ăn cứng, nhiều gân vì chúng khiến dạ dày phải làm việc vất vả hơn.
- Đồ ăn nhiều muối, đồ chua như: Dưa muối, cà muối, khế chua, cam chua,...
- Nước cồn và gas: Nước ngọt, rượu, bia.
- Chè xanh, cà phê, chất kích thích, thuốc lá.
Hoài Lam