Nhiều người thắc mắc liệu viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Bởi hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này và cách khắc phục hiệu quả, mời bạn tham khảo ngay những thông tin trong bài viết sau!
Thế nào là viêm loét dạ dày?
Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này gây nên những cơn đau âm ỉ, hoặc quặn thành từng đợt, kèm theo biểu hiện đầy hơi, trướng bụng, ợ chua,...
Thực tế, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày như:
- Thói quen sinh hoạt không điều độ: Ăn đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia, thức khuya,... không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là thủ phạm gây viêm loét dạ dày.
Thức quá khuya có thể gây viêm loét dạ dày
- Lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm: Những thành phần có trong nhóm thuốc này tiềm ẩn tác dụng phụ là làm bào mòn lớp màng bảo vệ, khiến axit dạ dày có cơ hội xâm lấn vào bên trong gây ra tình trạng viêm loét.
- Căng thẳng kéo dài: Những người bị căng thẳng, lo âu kéo dài sẽ có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày cao hơn. Bởi khi đó, dạ dày bị rối loạn, tăng tiết axit hydrochloric và pepsin, khiến môn vị co thắt, viêm loét càng dễ tiến triển.
Nhưng về sâu xa, nguyên nhân hàng đầu gây bệnh là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn HP sẽ khiến cho dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn, khiến hoạt động dạ dày bị rối loạn.
Để điều trị hiệu quả tận gốc, cần có giải pháp tiêu diệt triệt để vi khuẩn Helicobacter pylori, kháng sinh, chống viêm thực vật, phục hồi và làm lành vết loét, giảm acid dạ dày, an toàn khi sử dụng lâu dài.
Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
Tình trạng viêm loét dạ dày gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người mắc. Nếu không khắc phục sớm, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như:
Xuất huyết dạ dày
Đây là biến chứng thường gặp nhất, khoảng 15-20% bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có một hoặc nhiều lần chảy máu. Các triệu chứng có thể xảy ra như: Người mắc nôn ra máu, đi ngoài phân đen, da nhợt nhạt, mạch nhanh, hạ huyết áp.
Nếu không được cấp cứu kịp thời, xuất huyết dạ dày có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Viêm loét dạ dày có nguy cơ xuất huyết
Thủng dạ dày
Vết loét ăn sâu vào thành dạ dày gây thủng, khiến người mắc có cảm giác đau dữ dội. Tình trạng này gặp ở nam giới nhiều hơn do thói quen uống rượu,bia, sinh hoạt không đảm bảo.
Hẹp môn vị
Thường gặp nhất khi ổ loét nằm gần môn vị, với các triệu chứng như: Đầy bụng sau khi ăn, khó chịu lúc đói, buồn nôn, có dấu hiệu mất nước,...
Ung thư
Quá trình loét kéo dài, cộng thêm những yếu tố tác động từ môi trường và trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ hình thành khối u trong dạ dày. Tuy nhiên, số ca mắc chỉ chiếm tỉ lệ 5 - 10% tổng số trường hợp.
Các triệu chứng ban đầu khi tiến triển thành ung thư không quá rõ ràng nên người mắc thường khó nhận ra, dẫn đến việc điều trị chưa kịp thời. Các biểu hiện được ghi nhận ở các trường hợp phát hiện mắc bệnh như: Chán ăn, ăn không ngon, khó tiêu, trướng bụng, nôn hay đại tiện ra máu, sụt cân đột ngột…
Do đó, để ngăn ngừa viêm loét dạ dày tiến triển thành ung thư, bạn hãy thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần nhằm sớm phát hiện nguy cơ và có biện pháp điều trị kịp thời.