Viêm loét dạ dày - tá tràng là một bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai và mọi lứa tuổi. Bệnh sẽ được dễ dàng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, khi viêm loét dạ dày - tá tràng bước sang giai đoạn mạn tính, thì việc chữa trị căn bệnh này gặp rất nhiều khó khăn, khiến người mắc phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn khôn lường.

Viêm loét dạ dày - tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày - tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương. Sự tổn thương xảy ra khi lớp niêm mạc của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra.

viem-loet-da-day-ta-trang-co-the-gap-o-bat-cu-ai.png

Viêm loét dạ dày - tá tràng có thể gặp ở bất cứ ai

Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng tỷ lệ người già, người cao tuổi mắc phải sẽ cao hơn do sức đề kháng kém, vi khuẩn dễ xâm nhập. Bệnh thường xảy ra ở tá tràng với tỷ lệ lên tới 95%, tiếp đến là bên trong dạ dày chiếm 60%, còn lại 25% là những vết loét xuất hiện ở bờ cong nhỏ của dạ dày.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày - tá tràng có tỷ lệ người mắc cao, theo ước tính, có khoảng 10% tỷ lệ người mắc và tăng khoảng 0,2% mỗi năm. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, đó là:

Do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm loét dạ dày - tá tràng khi chiếm đến 50% những người mắc bệnh. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn HP sẽ khiến cho dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn, khiến hoạt động dạ dày bị rối loạn.

vi-khuan-hp-duoc-xem-la-tac-nhan-chinh-gay-viem-loet-da-day-ta-trang.png

Vi khuẩn HP được xem là tác nhân chính gây viêm loét dạ dày - tá tràng

Lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm: Những thành phần có trong nhóm thuốc này có khả năng bào mòn lớp màng bảo vệ dạ dày, khiến axit dạ dày có cơ hội xâm lấn vào bên trong gây ra tình trạng viêm loét.

Căng thẳng thần kinh: Những người hay bị căng thẳng, lo lắng thường có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày - tá tràng cao hơn. Bởi khi đó, dạ dày bị rối loạn, tăng tiết axit hydrochloric và pepsin, khiến môn vị co thắt, niêm mạc dạ dày bị tổn thương.

Thói quen ăn uống không điều độ: Ăn đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia, thức khuya,... không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là thủ phạm gây viêm loét dạ dày - tá tràng.

Dấu hiệu của viêm loét dạ dày - tá tràng

Triệu chứng của viêm loét dạ dày - tá tràng mới đầu không rõ ràng, người mắc thường lầm tưởng với những căn bệnh khác. Tuy nhiên, nếu gặp phải những dấu hiệu dưới đây thì bạn cũng nên chú ý:

Ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị

Hầu hết người mắc đều gặp phải triệu chứng này. Đây là những dấu hiệu căn bản trong thời kỳ đầu của người mắc, nhưng nhiều người chủ quan và không để ý tới biểu hiện này.

Mất ngủ, ngủ không ngon giấc

Mất ngủ hoặc giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn do bụng bị đầy hơi, cảm giác khó tiêu hoặc đau do bụng đói về đêm.

Rối loạn tiêu hóa

Một trong những dấu hiệu của viêm loét dạ dày - tá tràng đó là hệ tiêu hóa bị rối loạn với những biểu hiện như: Táo bón, tiêu chảy. Do việc tiêu hóa không ổn định, người mắc viêm loét dạ dày - tá tràng thường bị sút cân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, triệu chứng đau thường xảy ra lúc bụng đói nên người bệnh ăn nhiều hơn, dẫn đến tăng cân.

Đau vùng thượng vị

Đây là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh. Nếu vị trí viêm, loét xảy ra ở tá tràng thì cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói hoặc sau khi ăn khoảng 2-3 tiếng, có thể đau lúc nửa đêm về sáng, lan ra sang lưng. Trong trường hợp vết loét ở dạ dày, người mắc thường đau sau khi ăn trong khoảng vài chục phút đến vài giờ. Cơn đau xuất hiện âm ỉ, kéo dài hoặc thành từng cơn nhưng có tính chu kỳ và thành từng đợt.

nguoi-bi-viem-loet-da-day-ta-trang-thuong-bi-dau-vung-thuong-vi.png

Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng thường bị đau vùng thượng vị

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng

Để phòng ngừa và điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng, người mắc nên xây dựng một chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt điều độ, cụ thể:

Ăn uống khoa học: Ăn uống đúng cách luôn là giải pháp giúp phòng ngừa viêm loét dạ dày - tá tràng hiệu quả. Nên uống nhiều nước; Hạn chế thức ăn cay nóng, chua, đồ uống chứa cồn; Ăn nhiều rau, củ quả; Sử dụng thực phẩm có tính kiềm (trứng, sữa,...).

Sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên tập thể dục: Biện pháp này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn phòng ngừa bệnh rất tốt. Để phòng tránh viêm loét dạ dày - tá tràng, mọi người nên nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, không thức khuya giúp giảm axit dạ dày; Tập thể thao thường xuyên để năng cao sức đề kháng; Tránh căng thẳng, stress, làm việc quá sức; Khám sức khỏe định kỳ,...

Bổ sung thực phẩm có lợi cho dạ dày: Một số thực phẩm tốt cho dạ dày như: Sữa ấm, nghệ, mật ong,... giúp tăng cường miễn dịch, điều hòa hệ tiêu hóa, giảm kích ứng dạ dày.

Sử dụng sản phẩm thảo dược chứa cao hạt bưởi 

Cao hạt bưởi có tính sát trùng và cầm máu. Do đó, đối với người bị nhiễm khuẩn HP gây viêm dạ dày, cao hạt bưởi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm đau dạ dày nhanh chóng. Còn đối với bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày, sử dụng cao hạt bưởi sẽ cho tác dụng cầm máu và làm liền vết loét niêm mạc dạ dày. Sử dụng sản phẩm thảo dược chứa cao hạt bưởi sẽ giúp người dùng sử dụng thuận tiện, không mất công đun, sắc. Hơn nữa không bị lẫn tạp chất, nồng độ hoạt chất lại cao, từ đó tăng hiệu quả cải thiện bệnh dạ dày. 

Nên chọn sản phẩm thảo dược chứa cao hạt bưởi để cải thiện bệnh viêm loét dạ dày - tá tràn

Nên chọn sản phẩm thảo dược chứa cao hạt bưởi để cải thiện bệnh viêm loét dạ dày - tá tràn

Viêm loét dạ dày - tá tràng ở giai đoạn đầu được phát hiện sớm sẽ dễ dàng điều trị, Nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính thì sẽ khó chữa khỏi dứt điểm và thường gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngoài việc điều chỉnh và duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ,... người mắc nên đến bệnh viện, phòng khám gần nhất để được chẩn đoán, đồng thời có những phương pháp điều trị thích hợp.