Viêm dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc bên trong của dạ dày bị tổn thương, loét, xung huyết gây ra các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như: Tiêu chảy, buồn nôn, đầy bụng, ợ chua,... Đây là một căn bệnh phổ biến và làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc. Vậy các biểu hiện của viêm dạ dày là gì? Làm thế nào để điều trị bệnh hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích về viêm dạ dày trong bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là viêm dạ dày?

Dạ dày có một lớp màng nhầy bao phủ trên niêm mạc. Khi giảm tiết chất nhầy, niêm mạc dạ dày bị mất lớp nhầy bảo vệ nên dễ bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng viêm, đau dạ dày. Viêm dạ dày được chia thành các loại sau:

  • Viêm dạ dày cấp tính: Tình trạng viêm diễn ra đột ngột với các biểu hiện rõ rệt, nghiêm trọng.
  • Viêm dạ dày mạn tính: Tình trạng viêm kéo dài nhiều năm và không thể điều trị dứt điểm.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày

Có nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày như: Nhiễm vi khuẩn Hp, uống nhiều rượu bia, thường xuyên sử dụng các thuốc giảm đau,... Cụ thể:

  • Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori): Đây là một loại vi khuẩn sống trong niêm mạc dạ dày và có thể gây viêm loét dạ dày-tá tràng. Theo thống kê có khoảng 80-90% người bị viêm loét dạ dày-tá tràng là do nhiễm vi khuẩn H.pylori.
  • Uống nhiều rượu bia: Gây kích ứng và bào mòn niêm mạc dạ dày.
  • Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau: Các thuốc như aspirin, ibuprofen,... có thể gây viêm loét dạ dày cấp và mạn tính.
  • Bệnh tự miễn: Hệ thống miễn dịch rối loạn sẽ sinh ra các kháng thể tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày tự miễn thường gặp ở những người có chứng rối loạn miễn dịch như bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, tiểu đường type 1 hay thiếu hụt vitamin B12.
  • Căng thẳng kéo dài thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày cấp tính.

Một số triệu chứng của bệnh viêm dạ dày thường gặp

Khi bị viêm dạ dày, người bệnh thường có triệu chứng đau dữ dội, bỏng rát ở bụng trên. Có thể là chính giữa bụng hoặc lệch sang trái và thường lan ra sau lưng. Các triệu chứng thường gặp khác là đầy hơi, buồn nôn. Chất nôn của người viêm dạ dày sẽ có màu trong, vàng hoặc xanh.

Viêm dạ dày nặng sẽ có các triệu chứng được liệt kê dưới đây:

  • Khó thở.
  • Nôn ra máu.
  • Đau tức ngực.
  • Đau dạ dày nghiêm trọng.
  • Ăn không ngon miệng, đầy bụng.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Ra nhiều mồ hôi.
  • Đau bụng kèm theo sốt.
  • Đi ngoài phân đen.
  • Chóng mặt, ngất xỉu.

Dau-rat-vung-thuong-vi-la-trieu-chung-thuong-gap-cua-viem-da-day.webp

Đau rát vùng thượng vị là triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày

Các biến chứng nguy hiểm của viêm dạ dày

Viêm dạ dày nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Đặc biệt là ở những người có lớp niêm mạc dạ dày mỏng. Các biến chứng đã được ghi nhận đó là:

  • Thiếu máu ác tính: Viêm dạ dày tự miễn làm cơ thể không hấp thụ được các vitamin B12 gây thiếu máu ác tính. Bởi vitamin B12 tham gia vào quá trình tạo hồng cầu. Nếu cơ thể không hấp thu đủ loại vitamin này sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, mệt mỏi,....
  • Viêm phúc mạc: Các vết loét xuyên thủng thành dạ dày có thể làm cho dịch vị tràn vào ổ bụng gây nhiễm trùng (hay còn gọi là viêm phúc mạc). Nghiêm trọng hơn khi viêm lan rộng sẽ dẫn tới nhiễm trùng huyết và cuối cùng là tử vong.
  • Ung thư dạ dày: H. pylori và bệnh tự miễn có thể gây các khối u và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Chẩn đoán viêm dạ dày

Để xác định chính xác bệnh viêm dạ dày, người mắc sẽ được thăm khám lâm sàng và chỉ định thực hiện các xét nghiệm như: Nội soi, xét nghiệm máu,... Cụ thể:

  • Khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi để biết về tình trạng bệnh của bạn như:
  • Vị trí đau bụng của bạn ở đâu?
  • Mức độ cơn đau như thế nào?
  • Nội soi: Phương pháp này giúp kiểm tra mức độ và vị trí viêm thực quản, dạ dày và tá tràng. Các chuyên gia sẽ sử dụng ống nội soi dài có gắn camera đưa vào dạ dày thông qua miệng của người bệnh. Chuyên gia cũng có thể lấy mẫu mô từ niêm mạc dạ dày để xét nghiệm tìm tế bào ung thư.
  • Chụp X-quang đường tiêu hóa: Tiến hành chụp X-quang sau khi nuốt dung dịch bari. Kỹ thuật này sẽ cho thấy hình ảnh ổ viêm loét. Phương thức này còn góp phần phân biệt ổ loét lành tính và ung thư.
  • Kiểm tra hơi thở: Sau khi uống một viên nang hoặc chất lỏng chứa urê, người bệnh sẽ thở vào một cái túi, vi khuẩn H.pylori sẽ biến urê thành carbon dioxide. Nếu trong hơi thở của bạn có vi khuẩn này thì lượng carbon dioxide sẽ tăng lên.
  • Xét nghiệm máu: Thực hiện các xét nghiệm hồng cầu để xác định khả năng thiếu máu. Tầm soát H.pylori và bệnh thiếu máu ác tính cũng được thực hiện bằng các xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm phân: Giúp kiểm tra sự hiện diện của máu trong phân.

Noi-soi-la-mot-trong-nhung-xet-nghiem-chan-doan-viem-da-day-pho-bien-hien-nay.webp

Nội soi là một trong những xét nghiệm chẩn đoán viêm dạ dày phổ biến hiện nay

Phác đồ điều trị viêm dạ dày

Sau khi đã được bác sĩ chẩn đoán viêm dạ dày, người bệnh sẽ được điều trị theo phác đồ sau:

  • Phác đồ “3 thuốc”: Thời gian điều trị từ 10-14 ngày.

Thuốc ức chế bơm proton (Omeprazol, Pantoprazol, Esomeprazol,..), thuốc kháng sinh (uống 2 lần trước khi ăn). Thường dùng kết hợp kháng sinh amoxicillin 1000mg kết hợp với clarithromycin 500mg hoặc tinidazole 500mg hoặc levofloxacin 250mg/500mg (Moxifloxacin 250mg).

  • Phác đồ “4 thuốc”: Thời gian điều trị từ 10-14 ngày.

Thuốc ức chế bơm proton (Omeprazol, Pantoprazol, Esomeprazol,..), Tripotassium dicitrate Bismuthate 300mg, Tetracycline 500mg, Metronidazole 250mg(Tinidazole 500mg).

Áp dụng khi điều trị bằng phác đồ 3 thuốc thất bại.

  • Phác đồ “nối tiếp”:

Thuốc ức chế bơm proton (Omeprazol, Pantoprazol, Esomeprazol,..) và Amoxicillin 1000mg uống trong 5 ngày đầu.

Thuốc ức chế bơm proton, Clarithromycin 500mg và Metronidazol 500mg uống trong 5 ngày kế tiếp.

Bên cạnh các phương pháp điều trị tây y, để cải thiện bệnh viêm dạ dày an toàn hiệu quả, hiện nay nhiều người có xu hướng kết hợp với các sản phẩm thảo dược. Tiêu biểu là sản phẩm có chứa glycine và cao hạt bưởi. Theo nghiên cứu của Ba Lan cao hạt bưởi (GSE) chứa flavonoid giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn H. pylori (HP)chống loét niêm mạc dạ dày. Còn nghiên cứu tại Ả Rập Xê-út chứng minh glycine có tác dụng kháng tiết dịch vị, chống loét dạ dày và bảo vệ niêm mạc tiêu hóa. Sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên an toàn, hiệu quả, không lo tác dụng phụ. Vì vậy người bệnh có thể yên tâm sử dụng sản phẩm có thành phần chính là glycine và cao hạt bưởi.

Hat-buoi-ket-hop-voi-glycine-cung-nhieu-thanh-phan-khac-giup-cai-thien-viem-da-day-hieu-qua.webp

Hạt bưởi kết hợp với glycine cùng nhiều thành phần khác giúp cải thiện viêm dạ dày hiệu quả

Cách phòng viêm dạ dày

Lối sống lành mạnh là một cách để phòng ngừa bệnh viêm dạ dày hiệu quả. Cụ thể:

  • Nên chia nhỏ bữa ăn.
  • Nói không với rượu, bia vì có thể khiến tình trạng loét dạ dày thêm trầm trọng.
  • Tránh hút thuốc lá vì có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày.
  • Tránh các thực phẩm giàu chất béo khiến dạ dày phải tăng hoạt động.
  • Nên ăn các thức ăn dễ tiêu hóa.
  • Uống bổ sung probiotic.
  • Tránh lạm dụng thuốc giảm đau.
  • Ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên, có thể giúp giảm căng thẳng.

Ngu-du-giac-giup-tinh-than-thoai-mai-giam-stress-giam-nguy-co-viem-da-day.webp

Ngủ đủ giấc giúp tinh thần thoải mái giảm stress, giảm nguy cơ viêm dạ dày

Một số câu hỏi thường gặp

Ngoài những thông tin về viêm dạ dày dược để cập ở trên, chúng tôi còn giải đáp một số thắc mắc cho bạn, như:

Tại sao viêm dạ dày lại hay tái phát?

Viêm dạ dày hoàn toàn có thể tái phát nếu như người bệnh không có chế độ ăn uống và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, niêm mạc dạ dày đã từng bị viêm nên rất nhạy cảm với các tác nhân có hại. Vì vậy để phòng ngừa viêm dạ dày tái phát người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

Viêm dạ dày có lây không?

Viêm dạ dày sẽ không lây nếu nguyên nhân của bệnh không phải do vi khuẩn H.pylori. Viêm dạ dày do vi khuẩn này có khả năng lây nhiễm cao qua chất nôn hoặc phân của người bị bệnh sang miệng.

Viêm dạ dày bao lâu thì khỏi?

Viêm dạ dày cấp tính thường khỏi sau hai đến 10 ngày. Nếu là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, có thể mất từ ​​7 đến 14 ngày để hết nhiễm trùng khi sử dụng thuốc kháng sinh. Viêm dạ dày mạn tính có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm hoặc suốt đời.

Theo kết quả của một nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ người mắc viêm dạ dày là rất cao, chiếm khoảng 7% dân số. Để giảm bớt tỷ lệ mắc viêm dạ dày bạn cần nắm rõ được thông tin về bệnh từ đó có thể phòng tránh. Với những người đang mắc viêm dạ dày thì việc tìm ra nguyên nhân để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp là rất quan trọng. Do vậy, nếu có các triệu chứng bất thường về đường tiêu hóa bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu còn thắc mắc liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn sớm.

>>>XEM THÊM: Viêm dạ dày ăn cá được không?

Các link tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastritis/symptoms-causes/syc-20355807

https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-gastritis

https://www.healthline.com/health/gastritis