Ai cũng từng trải qua cơn đau thượng vị ở một thời điểm nào đó trong đời. Nguyên nhân gây đau thượng vị thường gặp nhất là do các bệnh lý dạ dày gây ra. Đau thượng vị kéo dài, âm ỉ không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Để tìm hiểu về nguyên nhân gây đau thượng vị và cách chữa trị mời bạn tham khảo bài viết sau.

Đau thượng vị là gì ?

Đau thượng vị là tình trạng cơn đau, cảm giác khó chịu xuất hiện ở phần trên của bụng dưới khung xương sườn. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

2. Nguyên nhân của đau thượng vị

Do nhiều cơ quan trên cơ thể nằm trong vùng thượng vị nên đau thượng vị thường do viêm tụy, sỏi mật, túi mật, loét dạ dày, viêm dạ dày,... Cụ thể:

  • Viêm tụy: Tuyến tụy sản xuất các enzym giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Khi tuyến tụy bị viêm người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như: Nóng rát ở thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, sưng tấy dạ dày.
  • Sỏi mật: Túi mật là một cơ quan nhỏ hình quả lê ở phía bên phải của bụng, bên dưới gan. Túi mật giúp lưu trữ và giải phóng mật vào ruột non để tiêu hóa thức ăn. Khi các thành phần trong mật bị mất cân bằng, sỏi mật có thể hình thành. Nếu các viên sỏi bị mắc kẹt trong lỗ mở của túi mật thì nó có thể gây ra cơn đau vùng thượng vị dữ dội. Bệnh sỏi mật không được điều trị hoặc phát hiện, sẽ gây ra các triệu chứng vàng mắt và da, sốt,...
  • Viêm dạ dày: Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, kích ứng gây đau bụng âm ỉ, kéo dài. Có nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày như sử dụng quá nhiều rượu bia, căng thẳng hoặc dùng các loại thuốc bao gồm aspirin hoặc chống viêm. Ngoài bị đau thượng vị, người bị viêm dạ dày còn có các triệu chứng khác như đau bụng, nôn, buồn nôn, khó tiêu, chán ăn và nôn ra máu.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Khi bị trào ngược, dạ dày thường tăng tiết axit làm kích ứng niêm mạc, gây đau thượng vị. Ngoài đau thượng vị, các dấu hiệu khác cho thấy bạn có thể bị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm cảm giác nóng rát và đau ngực sau khi ăn, khó nuốt và trào ngược thức ăn. Tình trạng này có thể nặng hơn vào ban đêm.
  • Không dung nạp đường lactose: Các sản phẩm được làm từ sữa đều chứa một loại đường gọi là lactose. Đau thượng vị xảy ra khi cơ thể bạn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ đường lactose từ các sản phẩm từ sữa. Các triệu chứng khác bao gồm đầy hơi, đau dạ dày, tiêu chảy.

Đau thượng vị được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Việc tự xác định được nguyên nhân cụ thể thì rất khó. Do đó, chúng ta cần đến bác sĩ thăm khám và tư vấn khi có biểu hiện đau thượng vị kéo dài.

Viem-da-day-nguyen-nhan-gay-dau-thuong-vi-thuong-gap.webp

Viêm dạ dày - nguyên nhân gây đau thượng vị thường gặp

2. Dấu hiệu của đau thượng vị

Nhận biết sớm dấu hiệu của đau thượng vị không chỉ giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả mà còn giúp bạn có phác đồ điều trị sớm, đúng cách, tránh biến chứng nghiêm trọng:

  • Đau vùng bụng trên, dưới xương ức âm ỉ, từng cơn, khó chịu.
  • Đau thượng vị lan ra sau lưng.
  • Đau thượng vị kèm theo cảm giác nóng rát khi bạn ăn no hoặc lúc quá đói. Buồn nôn.
  • Đầy bụng và ợ hơi xuất hiện nhiều về đêm.
  • Bị trào ngược axit xảy ra do van thực quản bị yếu đi.
  • Chán ăn hoặc giảm cân đột ngột do luôn có cảm giác đầy hơi, khó tiêu.

Nguoi-bi-dau-da-day-thuong-co-cam-giac-day-bung-chan-an.webp

Người bị đau dạ dày thường có cảm giác đầy bụng, chán ăn

>>>Xem thêm: 5 dấu hiệu đau dạ dày điển hình và cách điều trị hiệu quả

3. Có cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán đau thượng vị không?

Nếu bị đau thượng vị thoáng qua thì không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nhưng khi bị đau thượng vị dữ dội hoặc dai dẳng thì người bệnh nên đi khám bác sĩ. Các cơn đau được coi là dai dẳng khio dài hơn vài ngày hoặc xảy ra thường xuyên hơn hai lần một tuần.

Khi khám bệnh bác sĩ có thể hỏi bạn một số vấn đề sau để tìm được nguyên nhân và cách điều trị phù hợp:

  • Mô tả cơn đau. Thời điểm đau là khi nào? Nặng hơn sau khi ăn hay vào ban đêm?...
  • Có nguyên nhân nào mà bạn biết liên quan đến cơn đau thượng vị của mình không?
  • Bạn đã trải qua bao nhiêu cơn đau thượng vị trong tuần qua?
  • Có điều gì giúp bạn giảm bớt cơn đau thượng vị không?
  • Bạn có bất kỳ dấu hiệu nào khác không? Ví dụ như nôn ra máu, buồn nôn, khó tiêu.

Bên cạnh đó bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm thêm một số xét nghiệm liên quan để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bao gồm:

  • Chụp X-quang.
  • Nội soi dạ dày.
  • Kiểm tra chức năng tim.

4. Cách điều trị đau thượng vị hiệu quả

Đa phần đau thượng vị là do các bệnh lý liên quan đến dạ dày như: Viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,... Do vậy mục tiêu điều trị đó là giảm đau, ngăn chặn dạ dày tăng tiết axit và làm lành niêm mạc dạ dày. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị đau thượng vị đó là: Sử dụng thuốc tây, chữa theo dân gian, bài thuốc đông y và sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị,... Cụ thể:

Điều trị đau thượng vị bằng thuốc tây y

Các nhóm thuốc tây được dùng phổ biến trong điều trị đau thượng vị đó là:

  • Thuốc kháng axit thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa như: Viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,... Tác dụng của nhóm thuốc này là trung hòa lượng axit trong dạ dày và cải thiện nồng độ pH lên mức phù hợp. Từ đó tái tạo niêm mạc dạ dày, giảm đau và viêm loét.
  • Thuốc kháng histamin H2 làm giảm sản xuất axit. Nhóm thuốc này có thể ức chế đến 70% hoạt động bài tiết dịch vị trong suốt 24 giờ. Thuốc được sử dụng để điều trị đau thượng vị, cải thiện một số dấu hiệu cơ năng kèm theo hỗ trợ phục hồi ổ loét ở niêm mạc.
  • Thuốc ức chế bơm proton làm giảm sản xuất axit theo một cách khác với thuốc kháng histamin H2. Thuốc có tác dụng giảm tiết axit hiệu quả hơn sơ với nhóm kháng histamin H2.
  • Thuốc kháng dopamin có tác dụng làm giảm đầy bụng, đau thượng vị, khó tiêu và buồn nôn sau khi ăn. Thuốc thường được sử dụng để điều trị đau thượng vị do trào ngược dạ dày thực quản.

Trên đây là những thông tin về một số nhóm thuốc thường được sử dụng phổ biến và hiệu quả để điều trị đau thượng vị. Bạn hãy nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách chữa đau thượng vị theo dân gian

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây y điều trị đau thượng vị thì bạn có thể áp dụng các phương pháp chữa đau thượng vị đơn giản theo dân gian. Nếu mức độ đau dạ dày của bạn không quá nghiêm trọng thì hãy lựa chọn một trong số các phương pháp dưới đây để xoa dịu cảm giác khó chịu.

Sử dụng nghệ

  • Bột nghệ: Sử dụng 1 thìa cafe bột nghệ và 1 thìa cafe mật ong pha với 1 cốc nước ấm, khuấy đều cho đến khi tan hết. Uống 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối.
  • Nghệ tươi thái lát: Nghệ thái lát mỏng cho vào một hũ thủy tinh có nắp đậy, đổ mật ong vào cho đến khi ngập nghệ. Ngâm trong khoảng 2 tuần ở nơi khô ráo thoáng mát. Mỗi lần sử dụng lấy 15ml dung dịch nghệ trong hũ pha với 100ml nước sôi, uống hết ngay khi còn ấm.
  • Viên hoàn tinh bột nghệ: Trộn đều tinh bột nghệ với mật ong (tỉ lệ 2:1) rồi vo tròn thành những viên hoàn nhỏ khoảng 5g/viên. Uống trước khi ăn sáng 30 phút hoặc mỗi khi lên cơn đau thượng vị thì ngậm 1 viên cho tan từ từ trong miệng.

Lưu ý: Không sử dụng nghệ cho người tiểu đường hoặc đang bị trào ngược dạ dày.

Sử dụng nha đam (lô hội)

  • Nha đam và mật ong: Lấy 5 nhánh nha đam và 5ml mật ong. Nha đam đem làm sạch rồi gọt bỏ phần vỏ xanh. Cho nha đam vào xay nhuyễn hoặc giã nát với mật ong. Đổ thêm 500ml nước ấm khuấy đều và bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi ngày uống 1-2 thìa cafe hỗn hợp này.

Lưu ý: Tránh sử dụng nha đam cho phụ nữ mang thai hoặc người bệnh đang điều trị tiểu đường.

Sử dụng trà thảo mộc

Để xoa dịu cơn đau, người bệnh có thể sử dụng một số loại trà thảo dược sau:

  • Trà gừng.
  • Trà hoa cúc.
  • Trà cam thảo.
  • Trà quế.
  • Trà bạc hà.

Sử dụng tỏi

Tỏi là thảo dược giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, giúp cải thiện tình trạng đau thượng vị do viêm loét, trào ngược dạ dày hiệu quả. Dưới đây là một số cách giảm đau từ tỏi mà bạn có thể áp dụng:

  • Nhai sống tỏi: Bóc bỏ vỏ tỏi và ăn sống mỗi ngày để cải thiện tình trạng đau thượng vị.
  • Làm rượu tỏi: Tỏi bóc sạch vỏ ngoài 50g. Ngâm tỏi trong bình thủy tinh với 100ml rượu trắng 45 độ. Đậy nắp kín để trong 10 ngày. Mỗi ngày 1 thìa cafe rượu tỏi uống vào buổi sáng.
  • Tỏi ngâm mật ong: Tỏi bóc vỏ 15g, giã nát rồi cho vào hũ thủy tinh ngâm với 100ml mật ong trong khoảng 3 tuần. Mỗi ngày lấy 1 thìa cafe hỗn hợp ăn.

Toi-giup-dieu-tri-dau-thuong-vi.webp

Tỏi giúp điều trị đau thượng vị

Điều trị đau thượng vị theo đông y

Tùy theo thể bệnh thì sẽ có những bài thuốc điều trị đau thượng vị khác nhau như:

  • Thể khí trệ: Cam thảo, trần bì, diên hồ sách mỗi loại 12g; Hương phụ, ô dược mỗi loại 20g; Sa nhân 8g. Sắc uống.
  • Thể hỏa uất: Chi tử, đan bì, thược dược mỗi loại 20g; Trần bì 10g; Bối mẫu 12g; Thạch bì 8g; Trạch tả 16g. Sắc uống.
  • Thể huyết ứ: Bồ hoàng, ngũ linh chi mỗi loại 48g. Tán bột mịn, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 5g.

Có thể thấy rằng, tây y giúp giảm nhanh cơn đau, tuy nhiên còn gây nhiều tác dụng phụ cho gan thận. Do vậy việc sử dụng thuốc tây kéo dài để điều trị đau thượng vị không được khuyến khích. Bên cạnh đó, các bài thuốc dân gian, đông y tuy an toàn, hiệu quả nhưng cách thực hiện còn cầu kỳ, mất nhiều công sức. Thấy được những hạn chế của tây y và ưu điểm mà thảo dược đem lại. Các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và bào chế thành công viên uống có thành phần chính là cao hạt bưởi và glycine mang lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh lý dạ dày gây đau thượng vị.

Theo nghiên cứu của Ba Lan cao hạt bưởi (GSE) chứa flavonoid giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn H. pylori (HP)chống loét niêm mạc dạ dày. Còn nghiên cứu tại Ả Rập Xê-út chứng minh glycine có tác dụng kháng tiết dịch vị, chống loét dạ dày và bảo vệ niêm mạc tiêu hóa.

Ngoài cao hạt bưởi và glycine, sản phẩm còn chứa nhiều thảo dược quý khác như: Dạ cẩm tím, bột nghệ, chè dây,… Sản phẩm có công dụng:

  • Hỗ trợ giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau thượng vị giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.
  • Hỗ trợ tiêu hóa, giảm acid dạ dày, giúp bảo vệ dạ dày.

5. Một số câu hỏi thường gặp về đau thượng vị

Sau khi đã tìm hiểu rõ về nguyên nhân và dấu hiệu của đau thượng vị ở trên thì chúng ta có thể xác định được các thực phẩm phù hợp với người đau thượng vị.

Nên ăn gì khi bị đau thượng vị?

Khi bị đau thượng vị người bệnh nên ăn các thực phẩm giúp trung hòa axit, dễ tiêu,... Cụ thể:

  • Khi dịch vị trong dạ dày của bạn bị thừa một lượng lớn sẽ gây ra tình trạng đau rát thượng vị, có hiện tượng buồn nôn hay thậm trí là trào ngược dạ dày. Để làm giảm các hiện tượng này thì các thực phẩm trung hòa axit sẽ là một sự lựa chọn hiệu quả để giảm đau và không còn hiện tượng nóng rát hay trào ngược nữa. Các thực phẩm có khả năng trung hòa axit bao gồm: Rau bắp cải, khoai, ngô, bánh mì, mật ong,...
  • Các thực phẩm dễ tiêu hóa: Cháo, bún, súp, phở,... Đây là các đồ ăn mềm, dễ nuốt giúp dạ dày tránh phải làm việc với công suất lớn, giảm áp lực lên dạ dày. Ngoài ra bạn cũng nên uống sinh tố trái cây tươi, nước mía, bột sắn thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ điều trị.
  • Các thực phẩm thanh nhiệt, bồi bổ cơ thể như: Bí đao, sữa chua, rau má,... Nếu bạn bị đau thượng vị kèm theo ăn kém ngủ kém thì có thể bồi bổ bằng các món ăn như xương heo nấu củ sen, bí đỏ hầm, bao tử hầm hạt sen, táo đỏ,...

Không nên ăn gì khi bị đau thượng vị?

Bên cạnh các thực phẩm nên ăn, người bị đau thượng vị nên hạn chế sử dụng các đồ sau:

  • Các thực phẩm kích thích dạ dày tăng tiết axit: Thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, các hoa quả chua, đồ muối chua, món ăn cay nóng,... Một trong các nguyên nhân đau thượng vị là do axit dạ dày tiết ra nhiều hơn bình thường. Nếu bạn vẫn ăn những món ăn chứa chất kích thích sẽ khiến tăng axit dịch vị thì thì trạng đau sẽ càng nghiêm trọng hơn.
  • Các đồ uống chứa cồn, cafein và chất kích thích: Rượu, bia, cafe, thuốc lá,... Các chất có chứa trong những đồ uống trên kích thích điều tiết axit dạ dày làm niêm mạc dạ dày bị viêm và gây ức chế quá trình tạo màng nhầy bảo vệ niêm mạc.

Cac-do-uong-chua-con-cafein-va-chat-kich-thich-gay-viem-niem-mac-da-day.webp

Các đồ uống chứa cồn, cafein và chất kích thích gây viêm niêm mạc dạ dày

Đau thượng vị là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người mắc. Bên cạnh việc điều trị đau thượng vị bằng tây y, dân gian, đông y thì bạn cũng nên cân nhắc tham khảo các sản phẩm thảo dược để lựa chọn được cách điều trị phù hợp nhất. Hãy nhớ xây dựng một chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học nữa nhé. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến đau thượng vị, hãy để lại thông tin ở mục bình luận, đội ngũ tư vấn viên sẽ liên hệ và giải đáp chi tiết.

Các link tham khảo: 

https://info.isabelhealthcare.com/blog/why-does-my-stomach-hurt-epigastric-pain-symptoms-and-causes

https://www.healthline.com/health/epigastric-pain#acid-reflux

https://www.mountnittany.org/wellness-article/epigastric-pain-uncertain-cause