Tại sao vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người trên khắp các diễn đàn trong thời gian qua. Theo thống kê, có tới 70% người bị viêm loét dạ dày có liên quan đến vi khuẩn HP, con số này ngày càng có xu hướng gia tăng. Để tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày và trả lời cho câu hỏi trên, mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Tại sao vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày?

Helicobacter pylori (viết tắt là H.Pylori hoặc HP) là một trong những vi khuẩn phổ biến và thường gặp nhất ở hệ tiêu hóa người. Thống kê cho thấy, có khoảng 60% dân số thế giới nhiễm loại vi khuẩn này. Nhóm khu vực các quốc gia phát triển như Bắc Mỹ, châu Âu có tỷ lệ nhiễm thấp so với mặt bằng chung, dao động từ 30 – 40% dân số. Những khu vực còn nghèo đói, điều kiện vệ sinh, y tế kém phát triển, đang có chiến tranh, dân số đông và dày đặc như Châu Phi, một số quốc gia Nam Mỹ, Nam Á,… có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H.pylori rất cao, lên đến 80 – 90%. Riêng ở một số quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tỷ lệ này cũng rất cao, có lúc vượt ngưỡng 70% dân số quốc gia. Vi khuẩn này gây tổn thương cho dạ dày theo cơ chế:

+ Tiết ra men urease để thủy phân ure thành lượng amoniac gây độc với tế bào niêm mạc.

+ Ngăn cản quá trình tổng hợp chất nhầy làm thay đổi chất lượng và sự phân bố chất nhầy trên niêm mạc.

Vì vậy, sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày gây viêm loét và nặng hơn có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP là tác nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày

Vi khuẩn HP là tác nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày

Làm sao để biết mình bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP?

Vi khuẩn HP là tác nhân hủy hoại dạ dày, tá tràng. Khi bị bệnh, người mắc có thể gặp các triệu chứng: Đau bụng, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, buồn nôn, nôn. Tuy nhiên, tùy cơ địa, những triệu chứng này có thể thể hiện không rõ ràng ở 1 số người.

Hiện nay, có 2 loại xét nghiệm để kiểm tra HP:

– Nội soi và sinh thiết: Phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu trên 90%

– Test thở urea, định lượng kháng nguyên trong phân, miễn dịch huyết thanh: Phương pháp đơn giản và độ nhạy cũng khá cao.

Trong gia đình nếu có người bị HP thì khả năng các thành viên còn lại nhiễm HP là rất cao.

>>>Xem thêm: Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì? Xem ngay tư vấn của chuyên gia

Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày - Phải làm sao để điều trị?

Hiện nay tại Việt Nam, kháng sinh là lựa chọn đầu tay trong việc điều trị HP. Tuy nhiên, các chủng HP kháng nhiều loại kháng sinh tăng nhanh không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới, vì vậy, không diệt được HP trong 1 hoặc vài đợt điều trị và tỷ lệ tái nhiễm cao.

Để tăng hiệu quả diệt HP, bạn nên dùng kết hợp điều trị thuốc tây với những thảo dược sau:

- Dạ cẩm tím: Giúp giảm acid dạ dày, cải thiện triệu chứng đau và cải thiện vết loét

- Bột Nghệ: Chứa thành phần là Curcumin giúp chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, giảm tổn thương và nhiễm trùng, chống ung thư và làm lành vết loét. Vì thế, dược liệu này thường sử dụng với bệnh viêm loét dạ dày rất hiệu quả.

- Chè dây: Có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, diệt HP, chống loét dạ dày, cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị nên rất hiệu quả với bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.

- Cao hạt Bưởi: Giúp giảm triệu chứng của bệnh đau dạ dày

- Glycine: Giúp ức chế tiết dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống lại các vết loét và hoạt tính chống ung thư

- Kẽm (dưới dạng ZinC acetate): Thúc đẩy quá trình làm lành vết loét

- Magnesi (dưới dạng Magnesium oxide): Được sử dụng như thuốc kháng acid, giúp giảm triệu chứng ợ hơi.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có câu trả lời cho vấn đề tại sao vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày cũng như biết được giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên.