Đau dạ dày là một trong những bệnh lý phổ biến hàng đầu thế giới. Thường thì khi có dấu hiệu đau, người bệnh mới quan tâm và tìm phương pháp cải thiện chức năng của dạ dày. Do đó, chủ động phòng ngừa cơn đau dạ dày được coi trọng hơn cả. Vậy có những phương pháp nào phòng ngừa đau dạ dày? Chi tiết xem tại bài viết dưới đây!

Điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày

Chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện và dự phòng cơn đau dạ dày. Bạn nên thực hiện một chế độ ăn khoa học như sau:

  • Ăn sáng đầy đủ.
  • Ăn đúng giờ giấc, các bữa ăn nên được thực hiện vào một giờ cố định trong ngày.
  • Đảm bảo thức ăn được nấu chín trước khi dùng.
  • Thay thế nước uống đóng chai, nước ngọt có ga, cà phê bằng nước đun sôi để nguội để đảm bảo an toàn vệ sinh, phòng ngừa nguy cơ nhiểm khuẩn Hp, ký sinh trùng và các loại vi khuẩn gây hại khác.
  • Tập thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, không ăn trực tiếp bằng tay.
  • Ăn vừa đủ no, không nên ăn nhiều thức ăn cùng lúc vì sẽ khiến dạ dày bị quá tải.
  • Không uống nhiều nước ngay sau khi ăn vì gây ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa của dạ dày. Thời điểm uống nước nên cách bữa ăn ít nhất 30 phút nhưng cũng không nên uống quá nhiều vì có thể khiến dịch vị tiêu hóa bị pha loãng.
  • Nhai kỹ trước khi nuốt để kích thích bài tiết nước bọt, giúp dạ dày giảm tải trong việc nhào trộn thức ăn.
  • Tập trung khi ăn uống, tránh làm việc hay nói chuyện, xem tivi, điện thoại.
  • Hạn chế hoặc bỏ thói quen sử dụng bia rượu.
  • Sau khi ăn xong, bạn nên đi lại nhẹ nhàng, tránh các hoạt động thể lực mạnh ngay sau khi ăn.
  • Bữa tối nên diễn ra trước giấc ngủ 2-3 tiếng. Tránh ăn quá khuya. 
  • Hạn chế ăn vặt hoặc đồ ăn chế biến sẵn.
  • Tránh ăn quá nhiều gia vị cay như ớt, tiêu, mù tạt hoặc các loại trái cây, thức ăn có vị chua.
  • Duy trì chế độ ăn nhạt, tránh nêm nếm quá nhiều muối và gia vị vào trong thức ăn.

Điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày giúp giảm nguy cơ gây đau dạ dày

Điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày giúp giảm nguy cơ gây đau dạ dày

Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ

Rất nhiều nhóm thuốc gây ảnh hưởng tới chức năng dạ dày bao gồm tăng diện vết loét, tăng nguy cơ chảy máu dạ dày,... Việc dùng thuốc có thể gây đau dạ dày trong trường hợp dược sĩ không để ý tới tác dụng không mong muốn của thuốc hay người bệnh tự ý mua thuốc hoặc dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ.

Để ngăn ngừa đau dạ dày thì việc sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ là việc cần thiết, đặc biệt là nhóm thuốc kháng viêm, kháng sinh và giảm đau.

Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc

Chất lượng giấc ngủ liên quan mật thiết tới sức khỏe thể lực và tinh thần. Đi ngủ sớm và hạn chế ăn khuya giúp dạ dày giảm được “khối lượng công việc” và có thời gian nghỉ ngơi, từ đó phòng ngừa được các cơn đau dạ dày. Bạn có thể làm những cách sau để có được một giấc ngủ ngon:

  • Tránh dùng các thiết bị điện tử trước 30 phút kể từ lúc bắt đầu vào giấc ngủ.
  • Ngâm chân trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, sâu hơn.
  • Sử dụng tinh dầu xông hơi trong phòng. Tinh dầu giúp bạn giảm được căng thẳng và stress, đồng thời dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Tránh căng thẳng thần kinh

Thư giãn tinh thần, giảm stress có thể giúp ngăn ngừa bệnh đau dạ dày. Bạn có thể áp dụng các kỹ thuật kiểm soát căng thẳng thần kinh dưới đây:

  • Tập trung giải quyết, gỡ rối các vấn đề đang gặp phải.
  • Luôn luôn có suy nghĩ tích cực, giảm lo lắng lấn át tâm trí.
  • Dành thời gian đi dạo, tập thể dục hoặc gặp gỡ trò chuyện với người thân, bạn bè.
  • Lên kế hoạch cho công việc và những điều bạn muốn thực hiện.
  • Hít thở không khí rơi vào tình huống căng thẳng.

>>> XEM THÊM: Thật khó tin: Stress chính là một trong những nguyên nhân thường gặp gây đau dạ dày 

Dùng thảo dược

Sau đây là một số thảo dược gợi ý cho người bị đau dạ dày:

  • Hạt bưởi: Hoạt chất GSA trong hạt bưởi có tác dụng chống lại vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày, từ đó cho tác dụng giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, GSA còn làm tăng lưu lượng máu và ngăn ngừa hình thành các gốc tự do.

AE-2806-07.jpg

Hạt bưởi chứa hoạt chất GSA giúp chống lại vi khuẩn Hp gây đau dạ dày

  • Dạ cẩm tím: Đây là cây thuốc có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, trung hòa acid dạ dày, giảm ợ chua và làm liền vết loét niêm mạc dạ dày. Tác dụng này của Dạ cẩm tím được áp dụng vào năm 1962 tại bệnh viện Lạng Sơn.
  • Nghệ: Hoạt chất cucurmin trong nghệ có tác dụng giảm đau do viêm loét dạ dày, ngoài ra nghệ còn có tác dụng làm lành vết loét và cầm máu.

>>> XEM THÊM: Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong - Mẹo hay đừng bỏ lỡ!

Sản phẩm thảo dược chứa chiết xuất hạt bưởi và dạ cẩm tím, nghệ,... sẽ nhân đôi tác dụng giảm đau và phòng ngừa các bệnh lý dạ dày. Người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi lựa chọn và sử dụng sản phẩm.

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách phòng ngừa đau dạ dày. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận tại đây để được chuyên gia giải đáp.

 

Link tham khảo:

https://www.wikihow.com/Sleep-with-Stomach-Pain

https://www.webmd.com/pain-management/guide/abdominal-pain-causes-treatments 

https://www.visitcompletecare.com/blog/when-to-go-to-er-for-stomach-pain/