Thói quen ăn uống là nguyên nhân khiến tỉ lệ mắc bệnh đau dạ dày cao mà chúng ta nghĩ tới, nhưng stress gây đau dạ dày thì có lẽ còn nhiều nghi vấn. Theo kết quả khảo sát của Hội khoa học Tiêu hóa, ở nước ta, tỷ lệ người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng lên tới 26% dân số. Số lượng bệnh nhân ở độ tuổi dưới 40 chiếm tới 20-25% tổng số ca mắc bệnh. Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là do stress chứ không phải do ăn uống như chúng ta vẫn nghĩ.
Tại sao stress gây đau dạ dày?
Stress gây ra tình trạng đau đầu, khiến chúng ta mất hết sức lực, nhưng stress gây đau dạ dày thì còn nhiều điều cần được chứng minh. Căn cứ vào nhiều kết quả khảo sát khác nhau thì thấy: “stress gây đau dạ dày bên cạnh cách nguyên nhân khác về chế độ ăn uống thiếu khoa học và do di truyền.
Khi tinh thần bị căng thẳng đồng thời nó sẽ làm ức chế hoạt động của hệ tiêu hóa do thần kinh trung ương không thể điều khiển được kịp thời. Nguyên nhân là do lưu lượng máu không được cung cấp đầy đủ tới các bộ phận khiến các “chỉ đạo” từ trung ương không được truyền đạt đến các bộ phận của hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, do máu không đủ nên hoạt động co thắt để tiết dịch dạ dày hỗ trợ quá trình tiêu hóa cũng giảm đi, khiến khó tiêu, đầy bụng. Tình trạng kéo dài thì stress gây đau dạ dày mãn tính.
Stress còn là tác nhân gây co thắt thực quản. Tại đây, axit dạ dày có thể sẽ tăng lên gây chứng khó tiêu và buồn nôn. Stress cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của đại tràng, làm ức chế dịch tiết hỗ trợ tiêu hóa gây chứng táo bón hoặc tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
Tuy không phải tất cả các trường hợp bị căng thẳng về thần kinh đều gây bệnh đau dạ dày, nhưng nó sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa, và tình trạng càng kéo dài thì mức độ bệnh sẽ càng nặng thêm.
Tại sao stress gây đau dạ dày
>>> Xem thêm: Tại sao bệnh đau dạ dày thường tái đi tái lại nhiều lần?
Các biểu hiện của trường hợp stress gây đau dạ dày
Đau dạ dày là một trong những bệnh mãn tính liên quan đến hệ tiêu hóa mà chúng ta thường gặp phải. Các dấu hiệu nhận biết bệnh đau dày xuất hiện trong cuộc sống như đầy bụng, khó tiêu, ợ chua. Ngoài ra, một số biểu hiện khác khi tình trạng bệnh bắt đầu tăng nặng như không muốn ăn, ăn không ngon, hay bị buồn nôn, đau vùng thượng vị,…
Thường thường, các biểu hiện không quá rõ ràng hoặc nó có phần quen thuộc với cuộc sống hàng ngày khiến chúng ta lầm lẫn và bỏ qua. Đến khi phát hiện thì bệnh đã ở mức độ tương đối nặng hoặc rất nặng. Các dấu hiệu nhận biết khả năng mặc bệnh stress gây đau dạ dày như:
- Cảm thấy khó tiêu ngay sau bữa ăn. Bình thường chúng ta vẫn nghĩ khó tiêu sau khi ăn là do ăn vội, ăn nhiều đồ ăn trong một thời gian ngắn, hoặc ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ gây khó tiêu. Nhưng, nếu ăn chế độ dinh dưỡng cân bằng có đầy đủ các chất và không có thức ăn gây khó tiêu mà vẫn có cảm giảm đó từ vài ngày đến một tuần thì cần đi thăm khám ngay.
- Tình trạng ợ chua, ợ nóng xuất hiện với tần suất dày hơn bình thường. Khi chúng ta ăn thực phẩm cay nóng hoặc đồ nhiều dầu mỡ sẽ có hiện tượng ợ chua, ợ nóng nhưng nó sẽ là bình thường nếu thi thoảng mới gặp. Còn trường hợp gặp thường xuyên trong khoảng 2-3 ngày trong cả khi uống nước xong thì bạn đang gặp vấn đề về dạ dày cần đi khám.
- Tình trạng đau nhói vùng bụng gần thượng vị xảy ra thường xuyên. Việc này xảy ra là do hoạt động cơ co bóp bị gián đoạn, axit dạ dày không được tiết đủ theo liều lượng do lưu lượng máu bị tắc nghẽn.
- Tình trạng nóng rát vùng thượng vị cũng là dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày do stress gây ra. Vì khi hệ thần kinh bị ức chế hoạt động, dịch tiết dạ dày cũng giảm bớt, hoạt động của thượng vị cũng bị ảnh hưởng.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày thường là những tình trạng khá quen thuộc nên chúng ta thường chủ quan. Và không nghĩ tác nhân gây đau dạ dày lại do stress. Bệnh sẽ không nguy hiểm đến sức khỏe nếu phát hiện sớm. Nếu để nặng sẽ gây ra bệnh viêm loét thậm chí thủng dạ dày, tổn thương niêm mạc ruột gây hậu quả khôn lường.
Cách hạn chế và điều trị stress gây đau dạ dày
Khi đã xác nhận được tác nhân gây bệnh đau dạ dày là do stress thì chúng ta cần tuân thủ theo pháp đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, điều chỉnh lại thời gian biểu và lối sống của bản thân để hỗ trợ quá trình điều trị cũng như phụ hồi tốt hơn:
- Luôn sống với tinh thần lạc quan, cởi mở để não bộ không bị căng thẳng
- Giảm bớt công việc trong thời gian điều trị bệnh để hạn chế sự căng thẳng, mệt mỏi cho cơ thể. Sau đó sắp xếp công việc một cách hợp lý và khoa học để có nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu công việc bị nhiều, bị dồn thì nên tập thói quen làm việc 2 tiếng sau đó nghỉ 5-10 phút để lấy lại tinh thần. Không nên làm việc quá khuya ảnh hưởng đến giấc ngủ
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc để não bộ có thời gian nghỉ ngơi. Giấc ngủ rất quan trọng, vì khi đó, cơ thể cũng có thời gian để lấy lại sức khỏe sau ngày dài mệt mỏi
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nếu không có thời gian nhiều thì có thể tập các động tác đơn giản cho mắt, cho cổ để lấy lại tinh thần và cũng có thể giảm khả năng bị stress.
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý, cân bằng các nhóm chất và không nên ăn quá cay, quá nóng hoặc ăn vội. Đồng thời, ăn đủ bữa và đúng giờ cũng sẽ giúp cơ thể được bổ sung năng lượng kịp thời, hạn chế nguy cơ bị stress
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc là, rượu bia. Đây là các tác nhân gây ảnh hưởng đến não bộ do có chứa caffeine, nico tin,… không có lợi cho sức khỏe.
Stress gây đau dạ dày ngày càng phổ biến do sự biến đổi của xã hội. Nhưng chúng ta quan tâm đến đời sống tinh thần và có những biện pháp phòng chống tác nhân gây stress thì sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.