Viêm hang vị dạ dày không phải là bệnh nguy hiểm nhưng thường dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: Chảy máu dạ dày, viêm phúc mạc, hẹp môn vị, thiếu máu ác tính, ung thư dạ dày,...nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị, mời bạn tham khảo bài viết sau.

Viêm hang vị dạ dày là gì?

Viêm hang vị dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc bên trong ở vị trí hang vị của dạ dày. Hang vị là phần thấp nhất trong dạ dày, nằm ở trước môn vị và có chiều dài từ 3 -5 cm. Hang vị không có khả năng tiết acid và bình thường niêm mạc vùng này được lớp chất nhầy tự nhiên bảo vệ.

Tuy nhiên, do vị trí đặc biệt của hang vị khiến khu vực này hầu như luôn chứa thức ăn nên đây là nơi dễ bị tổn thương và viêm loét nhất. Hơn nữa nếu bị viêm thì thời gian lành cũng lâu hơn các vùng khác.

hang-vi-la-vi-tri-de-bi-ton-thuong-nhat-trong-da-day.webp

Hang vị là vị trí dễ bị tổn thương nhất trong dạ dày

Triệu chứng viêm hang vị dạ dày

Triệu chứng của viêm hang vị dạ dày thường gây khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Một số dấu hiệu phổ biến giúp nhận biết viêm hang vị dạ dày gồm:

  • Đau nhức, nóng rát vùng bụng trên.
  • Buồn nôn, nôn mửa (có khi nôn ra máu) và chán ăn.
  • Cảm giác chướng bụng, đầy hơi trong hoặc sau khi ăn.
  • Đau khi đói và sau ăn.
  • Phân sẫm màu hoặc có máu (hiếm khi xảy ra).
  • Sụt cân.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm hang vị dạ dày

Khi các tế bào cổ tuyến có chức năng tiết chất nhầy trở nên kém hoặc ngừng hoạt động, niêm mạc hang vị không còn lớp bảo vệ sẽ bị acid dịch vị tấn công và gây tổn thương. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét hang vị dạ dày. Và sự suy giảm hoạt động của tế bào cổ tuyến thường do các yếu tố sau:

  • Nghiện rượu hoặc uống nhiều trong thời gian dài.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: H.pylori (chiếm khoảng 90% nguyên nhân gây viêm dạ dày), H.heilmannii, liên cầu khuẩn.
  • Nhiễm virus: Cytomegalovirus.
  • Nhiễm nấm: Candida, histoplasmosis, phycomycosis.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Anisakiasis.
  • Căng thẳng tinh thần.
  • Dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm.
  • Từng xạ trị vùng bụng trên hoặc phần ngực dưới.
  • Chấn thương vùng bụng.
  • Trào ngược dịch mật (dịch tiêu hóa do gan sản xuất). Bình thường mật là dịch tiêu hóa có ở ruột non, tuy nhiên khi bị trào ngược vào dạ dày nó sẽ làm tổn thương hang vị.
  • Thiếu máu cung cấp cho dạ dày.
  • Sử dụng lâu ngày các chất gây kích ứng dạ dày như: Thuốc chống viêm non-steroid - NSAIDs (aspirin, ibuprofen, naproxen), chất bổ sung sắt, cocaine, steroid và thuốc dùng để hóa trị.
  • Mắc các bệnh tự miễn khiến hệ miễn dịch cơ thể tự tấn công các tế bào cổ tuyến khỏe mạnh.

mot-so-yeu-to-dan-den-viem-hang-vi-da-day.webp

Một số yếu tố dẫn đến viêm hang vị dạ dày

Viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh viêm hang vị dạ dày thường không nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị nó sẽ là nguyên nhân hình thành các bệnh lý nghiêm trọng khác như:

  • Chảy máu dạ dày: Tình trạng này thường dẫn đến bệnh thiếu máu do số lượng hồng cầu bị giảm.
  • Thiếu máu ác tính: Viêm hang vị dạ dày sẽ làm giảm khả năng hấp thu vitamin B12 của cơ thể. Vitamin B12 là thành phần cấu tạo nên hồng cầu do vậy thường dẫn đến tình trạng thiếu máu ác tính ở người bệnh.
  • Thủng hoặc rò ổ viêm: Biểu hiện là những cơn đau quặn bụng, xảy phổ biến sau khi dạ dày chảy máu.
  • Hẹp môn vị: Biểu hiện là đau, nổi gò vùng thượng vị và nôn ra thức ăn đang tiêu hóa dở.
  • Viêm phúc mạc: Khi ổ viêm bị thủng hoặc rò dịch vị sẽ tràn vào ổ bụng, làm lây lan vi khuẩn gây viêm phúc mạc. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng huyết - có nguy cơ tử vong cao.
  • Ung thư dạ dày: Biến chứng xảy ra với tỷ lệ khoảng 5 - 10% trong tổng số người mắc viêm hang vị dạ dày.

cac-bien-chung-cua-viem-hang-vi-da-day.webp

Các biến chứng của viêm hang vị dạ dày

Viêm hang vị dạ dày có chữa được không?

Viêm hang vị dạ dày là bệnh hoàn toàn có thể chữa được bằng các phương pháp: tây y, đông y và điều chỉnh chế độ ăn.

Điều trị viêm hang vị dạ dày bằng phương pháp tây y

Theo tây y, tiến hành điều trị viêm hang vị dạ dày như thế nào sẽ phụ thuộc vào yếu tố gây bệnh. Dưới đây là phương pháp điều trị cụ thể được áp dụng cho từng nguyên nhân.

Điều trị viêm do rượu và các chất kích ứng

Với nguyên nhân gây bệnh là sử dụng thuốc NSAID (aspirin, ibuprofen, naproxen) hoặc rượu trong một thời gian dài, người bệnh phải ngừng dùng chúng ngay lập tức. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau khác để thay thế thuốc NSAID. Còn với người bệnh nghiện rượu nặng, nếu cần thiết sẽ thực hiện các biện pháp hỗ trợ cai nghiện.

Điều trị viêm do vi khuẩn H.pylori

Nếu yếu tố gây bệnh là vi khuẩn, thường là do H.pylori, bác sĩ sẽ đề nghị sử dụng kết hợp 3 thuốc ở lần điều trị đầu tiên. Ba thuốc được sử dụng thường bao gồm thuốc ức chế bơm proton (PPI) và hai loại thuốc kháng sinh. Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, thuốc ức chế bơm proton sẽ ngăn cản dạ dày tiết acid để chỗ viêm có thời gian lành lại. Quá trình điều trị thường kéo dài từ 10 - 14 ngày.

Ở phần lớn người bệnh điều trị viêm hang vị dạ dày do H.pylori, sử dụng kết hợp 3 thuốc thường cho kết quả tốt. Ngược lại, nếu cần điều trị bổ sung, người bệnh sẽ phải sử dụng kết hợp 4 thuốc gồm một thuốc ức chế bơm proton và ba loại thuốc kháng sinh. Đợt điều trị lần 2 cũng kéo dài từ 10 - 14 ngày.

khang-sinh-co-kha-nang-diet-hpylori-nguyen-nhan-gay-viem-hang-vi-da-day.webp

Kháng sinh có khả năng diệt H.pylori - nguyên nhân gây viêm hang vị dạ dày

Điều trị viêm do bệnh tự miễn

Hiện nay, không có phương pháp tây y nào có thể chữa trị dứt điểm tình trạng viêm hang vị dạ dày do mắc bệnh tự miễn. Vì vậy tình trạng thiếu hụt vitamin B12 và sắt do bệnh chỉ có thể điều trị bằng cách bổ sung dưới dạng viên nén, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.

Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày không cao nên bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách kết hợp sử dụng thêm các thuốc đông y và điều chỉnh chế độ ăn hợp lý.

Điều trị viêm không rõ nguyên nhân

Nếu bác sĩ không chẩn đoán được nguyên nhân chính xác gây viêm hang vị dạ dày, người bệnh sẽ được điều trị các triệu chứng bằng thuốc kháng acid. Chúng sẽ giúp trung hòa bớt acid trong dạ dày. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc lâu dài thường xảy ra một số tác dụng không mong muốn như: Tích tụ magnesi, rối loạn chuyển hóa canxi và tiêu chảy.

>>>Xem thêm: Viêm loét dạ dày uống thuốc gì?

Cải thiện viêm hang vị dạ dày bằng thảo dược

Theo đông y, có rất nhiều loại thảo dược cho tác dụng tốt trong chữa trị viêm hang vị dạ dày. Bên cạnh đó, dược liệu còn có khả năng điều hòa và tăng cường các hoạt động sống của cơ thể nên được nhiều người quan tâm, sử dụng.

Dạ cẩm tím

Kết quả của các nghiên cứu tại Bệnh viện Lực lượng Vũ trang, Riyadh, Ả Rập cho thấy hoạt chất glycine trong dạ cẩm tím có tác dụng giảm tiết dịch vị, chống viêm, làm lành vết loét. Bên cạnh đó, khả năng tiêu diệt vi khuẩn H.pylori kháng kháng sinh của glycine đã được khoa Y học trường Đại học Nagoya Nhật Bản chứng minh.

Vì vậy, dạ cẩm tím cho hiệu quả rất cao trong điều trị viêm hang vị dạ dày do vi khuẩn H.pylori vì tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh. Còn trường hợp viêm do các yếu tố khác, dạ cẩm tím thường đóng vai trò kiểm soát các triệu chứng nhờ tác dụng giảm tiết acid và chống viêm của nó.

Chiết xuất hạt bưởi

Trong chiết xuất hạt bưởi có chứa hoạt chất flavonoid (naringenin) có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm (kết quả nghiên cứu của đại học Kyung-Hee, Seoul, Hàn Quốc). Ngoài ra, theo một số nghiên cứu tại Ba Lan cho thấy chiết xuất hạt bưởi còn giảm tổn thương dạ dày do rượu và căng thẳng kéo dài gây ra. Hơn nữa, nó cũng cho tác dụng tốt trong điều trị viêm hang vị do thiếu máu nhờ khả năng tăng cường lưu lượng máu cung cấp cho dạ dày.

chiet-xuat-hat-buoi-co-tac-dung-tang-cap-mau-cho-da-day.webp

Chiết xuất hạt bưởi có tác dụng tăng cấp máu cho dạ dày

Bột nghệ

Từ xưa, nghệ đã được người dân truyền tai nhau và sử dụng để chữa các bệnh lý dạ dày. Hiện nay, các kết quả nghiên cứu khoa học chứng minh được trong nghệ có chứa lượng lớn curcumin. Hoạt chất này là một polyphenol có tác dụng chống viêm, kháng nấm, kháng khuẩn. Do vậy giúp giảm kích ứng và làm dịu niêm mạc dạ dày. Để có kết quả tốt, người bệnh nên sử dụng nghệ mỗi ngày.

Thấy được tác dụng của các thảo dược  với viêm hang vị dạ dày, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm chứa thành phần chính là cao hạt bưởi. Sản phẩm giúp kháng khuẩn, chống viêm, làm lành vết loét giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.

Điều chỉnh chế độ ăn hỗ trợ điều trị viêm hang vị dạ dày

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng của viêm hang vị dạ dày và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày

Thay vì ăn mỗi ngày ba bữa như bình thường, người bệnh nên chia lượng thức ăn mỗi ngày thành 5 đến 6 bữa nhỏ. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế cảm thấy đói khiến dạ dày tiết ra nhiều acid hơn.

Tránh ăn các thực phẩm kích thích dạ dày

Đối với người mắc viêm hang vị dạ dày hay các bệnh lý dạ dày khác, sử dụng thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chiên rán, đồ ăn cay nóng hay có tính acid (chẳng hạn như: Cà chua, thực phẩm ngâm chua) là điều nên tránh. Rượu và đồ uống có ga hay cafein cũng không nên dùng. Tất cả chúng đều sẽ khiến dạ dày của người bệnh bị tổn thương nặng hơn.

Đưa vào thực đơn các thực phẩm tốt cho dạ dày

Bên cạnh các thức ăn và đồ uống cần tránh, thêm những thực phẩm tốt với dạ dày cũng là điều nên làm. Người bệnh nên tuân theo chế độ ăn giàu chất xơ, ít chất béo và có độ acid thấp. Nghĩa là nên ăn các thực phẩm như: Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, sữa chua, mật ong, rau xanh, các loại đậu, cá và thịt nạc.

cac-thuc-pham-tot-cho-da-day.webp

Các thực phẩm tốt cho dạ dày

Viêm hang vị dạ dày điều trị bao lâu?

Thời gian điều trị phụ thuộc vào tình trạng viêm hang vị dạ dày. Nếu đang ở giai đoạn cấp tính, thường chỉ cần chữa trị trong 2 đến 10 ngày. Còn khi viêm đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, quá trình điều trị có thể kéo dài từ vài tuần đến vài năm.

Các biện pháp ngăn ngừa viêm hang vị dạ dày tái phát

Chữa trị viêm hang vị dạ dày khá đơn giản nếu phát hiện sớm nhưng bệnh cũng có nguy cơ tái phát cao. Người bệnh sau khi điều trị khỏi vẫn nên có thói quen sống lành mạnh và tuân theo chế độ ăn uống cân bằng, ngoài ra cũng nên sử dụng một số thảo dược nhằm tăng cường sức khỏe dạ dày.

Dưới đây là một số cách đơn giúp giảm nguy cơ tái phát viêm hang vị dạ dày:

  • Không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, cay nóng hoặc có chứa nhiều acid tự nhiên.
  • Giảm sử dụng cafe, rượu, bia và đồ uống có ga.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày.
  • Tập các bài tập giúp thư giãn tinh thần như: Yoga, thiền,...
  • Hạn chế nằm trong vòng 2 đến 3 giờ sau ăn.
  • Rửa tay thường xuyên.
  • Chỉ ăn thức ăn đã nấu chín.
  • Hạn chế sử dụng các thuốc gây kích ứng dạ dày như: NSAID, cocain, steroid,...

Viêm hang vị dạ dày không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Thủng ổ viêm, hẹp môn vị, viêm phúc mạc, ung thư dạ dày,... Mong rằng qua bài viết này bạn có cái nhìn rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và các biện pháp giảm nguy cơ tái phát bệnh viêm hang vị dạ dày.

Link tham khảo

https://healthlibrary.askapollo.com/antral-gastritis/

https://www.belmarrahealth.com/causes-antral-gastritis-treat/

https://www.healthline.com/health/bacterial-gastroenteritis#types