Xuất huyết dạ dày là biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của người mắc. Việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng này.
Nguyên nhân xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là một cấp cứu ngoại khoa, chiếm hơn 50% các trường hợp cấp cứu về bệnh tiêu hóa. Tỷ lệ tử vong do xuất huyết dạ dày là 3.14%. Hầu hết, những trường hợp tử vong thường xảy ra ở người lớn tuổi và người có tiền sử bị xuất huyết tái phát. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh xuất huyết dạ dày như:
Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm gây xuất huyết dạ dày
Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết dạ dày ở người có tiền sử bị bệnh dạ dày. Lớp niêm mạc dạ dày sẽ bị phá hủy gây thủng dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Căng thẳng, stress kéo dài gây chảy máu dạ dày
Ngoài thuốc tây, stress cũng là nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày. Khi bị stress, căng thẳng, dạ dày sẽ tăng co bóp và tiết dịch khiến cho lớp niêm mạc bị phá hủy, chảy máu.
Uống nhiều rượu bia gây xuất huyết dạ dày
Uống nhiều rượu bia không chỉ gây hại gan thận mà còn ảnh hưởng lớn đến chức năng của dạ dày. Khi uống một lượng lớn rượu trong thời gian dài có thể khiến lớp chất nhầy bảo vệ bị ăn mòn, gây chảy máu dạ dày.
Uống nhiều rượu bia sẽ dẫn đến xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày do loét dạ dày, tá tràng
Loét dạ dày, tá tràng chiếm 40% nguyên nhân xuất huyết dạ dày. Trường hợp xuất huyết dạ dày do loét dạ dày, tá tràng thường có biểu hiện ói ra máu, đi ngoài ra phân đen.
Ung thư dạ dày gây xuất huyết dạ dày
Dấu hiệu đầu tiên báo hiệu ung thư dạ dày là chảy máu dạ dày. Nguyên nhân là do thành dạ dày bị phá hủy; gây chảy máu kéo dài.
Chảy máu dạ dày trong hội chứng Mallory Weiss
Hội chứng Mallory Weiss hay còn gọi là vết rách thực quản, dạ dày. Khi gặp phải tình trạng này, người mắc thường có triệu chứng nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
Ai có nguy cơ bị xuất huyết dạ dày?
Tuy nhiên, sẽ có những nhóm người dễ mắc phải tình trạng này hơn. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà tỷ lệ mắc phải sẽ khác nhau. Xuất huyết dạ dày thường xuất hiện ở những đối tượng sau:
- Xuất huyết dạ dày có thể gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên nam giới vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn.
- Bệnh thường gặp ở đối tượng có độ tuổi từ 20 -50.
- Người bị viêm dạ dày, tá tràng.
- Người có thói quen ăn uống không hợp lý.
- Người bị căng thẳng, stress kéo dài.
- Người sử dụng các thuốc tây y kéo dài như: Ibuprofen, aspirin, dexamethasone,...
Người dùng thuốc giảm đau xương khớp sẽ dễ bị xuất huyết dạ dày
Dấu hiệu cảnh báo sớm xuất huyết dạ dày có thể bị bỏ lỡ
Khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh thường có biểu hiện:
- Đau dữ dội vùng thượng vị: Cơn đau lan khắp vùng bụng dẫn tới cứng bụng, cơ thể người bệnh xuất hiện tình trạng toát mồ hôi lạnh, mặt xanh tái, có dấu hiệu nôn ra máu và đi ngoài phân có màu đen.
- Nôn ra máu: Đây là triệu chứng xuất huyết tiêu hóa điển hình. Người bệnh thường nôn ra máu tươi hoặc máu đen, đôi khi lẫn cả thức ăn do máu tụ lại ở dạ dày một thời gian sau đó mới trào ra ngoài.
- Sắc tố da thay đổi: Hiện tượng xuất huyết dạ dày khiến dạ dày không thể chuyển hóa chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, làm bệnh nhân luôn trong tình trạng mệt mỏi, da dẻ nhợt nhạt.
- Thiếu máu: Triệu chứng xuất huyết dạ dày này dẫn tới tình trạng cơ thể đổ mồ hôi đột ngột, bị chóng mặt, hoa mắt, tụt huyết áp.
Cách điều trị xuất huyết dạ dày
Nguyên tắc điều trị xuất huyết dạ dày là hồi sức tích cực và nội soi cầm máu, làm lành vết loét. Khi nhập viện và được xác định bị xuất huyết dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành cấp cứu cho người bệnh. Sau khi cấp cứu, nội soi cầm máu, người bệnh sẽ được điều trị theo nguyên nhân như:
- Ức chế tiết acid
Cho người bệnh sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) đường tĩnh mạch liều cao:
Liều dùng: 80mg tiêm tĩnh mạch chậm + 8mg/giờ truyền liên tục trong 72 giờ, sau đó chuyển sang uống với liều 40mg/ngày tối thiểu 28 ngày tiếp theo (esomeprazol, omeprazol, pantoprazol).
Đối rabeprazole dùng liều 40mg tiêm tĩnh mạch chậm + 4mg/giờ truyền liên tục trong 72 giờ, sau đó chuyển sang đường uống liều 40mg/ngày trong 28 ngày tiếp theo.
- Điều trị diệt h.pylori
Nếu có nhiễm khuẩn HP, bác sĩ sẽ điều trị bằng kháng sinh cho người bệnh.
Thời gian dùng thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP là trong 7 – 14 ngày bao gồm các thuốc như: Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày; Amoxicillin 500mg x 2 lần/ngày kết hợp với thuốc chẹn bơm proton.
Sử dụng thuốc diệt vi khuẩn HP sau điều trị tích cực xuất huyết dạ dày
Giải pháp phòng ngừa xuất huyết dạ dày hiệu quả
Xuất huyết dạ dày là bệnh nguy hiểm, do vậy cần có phương pháp ngăn ngừa từ sớm. Bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn dưới đây để phòng ngừa bệnh:
Điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện phù hợp
- Tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp tăng cường sức khỏe, giải tỏa stress trong cuộc sống, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, trong đó có xuất huyết dạ dày. Một số môn thể thao nhẹ nhàng mà bạn có thể tham khảo đó là: Thiền, yoga, đi bộ,...
- Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với người gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Để ngăn ngừa và cải thiện bệnh xuất huyết dạ dày, bạn nên ăn các thực phẩm dễ tiêu như: Sữa chua, táo, chuối, bưởi,.... Bên cạnh đó, bạn không nên ăn các món gây kích thích dạ dày, khó tiêu hóa như: Da gà, thịt mỡ, dưa muối, thịt nướng,...
- Ngừng không hút thuốc lá và tránh khói thuốc gây hại cho dạ dày.
- Không nên uống quá nhiều rượu, bia và các chất kích thích làm tăng co bóp dạ dày.
Điều trị dứt điểm các bệnh về dạ dày
Để phòng ngừa bệnh xuất huyết dạ dày hiệu quả, cần được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị dứt điểm. Theo các chuyên gia, việc sử dụng thuốc tây kèm thảo dược là phương pháp đang được nhiều người áp dụng hiện nay và cho hiệu quả tích cực. Từ xa xưa, ông cha ta đã rất ưa chuộng sử dụng các vị thuốc như: Hạt bưởi, dạ cẩm tím, nghệ, chè dây,.... giúp điều trị bệnh dạ dày. Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy rằng, các vị thuốc này chứa kháng sinh, chống viêm thực vật, giúp làm lành vết loét hiệu quả. Do vậy, để phòng ngừa xuất huyết dạ dày, người bệnh cần sử dụng duy trì các sản phẩm thảo dược làm lành vết loét dạ dày an toàn, hiệu quả.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh xuất huyết dạ dày. Để phòng ngừa biến chứng xuất huyết dạ dày, người bệnh nên có chế độ ăn uống lành mạnh và điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến dạ dày.