Đau dạ dày là một bệnh rất phổ biến tại Việt Nam. Theo thống kê, nước ta có khoảng 7% số người bị đau dạ dày ở các mức độ khác nhau. Cũng vì thế mà dấu hiệu đau dạ dày ở mỗi người là khác nhau. Vậy bệnh đau dạ dày có những triệu chứng điển hình nào? Cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

Tổng hợp 6 dấu hiệu đau dạ dày điển hình 

Sau đây là tổng hợp 6 dấu hiệu đau dạ dày điển hình ai cũng cần biết:

Đau bụng vùng thượng vị

Vùng thượng vị là vùng nằm trên rốn và dưới xương ức. Tuy nhiên, với các bệnh lý dạ dày khác nhau thì cơn đau thượng vị cũng có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể là:

  • Người bị đau dạ dày tá tràng: cơn đau thường dữ dội nhiều hơn khi đói, có tính chu kỳ.
  • Người bị viêm loét dạ dày: vùng thượng vị bị đau khi người bệnh ăn uống, nhưng khi đói lại không bị đau.
  • Người bị ung thư dạ dày: các cơn đau bụng không có tính chất chu kỳ mà âm ỉ kéo dài.

Tuy vậy, các loại đau bụng vùng thượng vị có một điểm chung là càng về sau càng mất tính chất chu kỳ, các đợt đau tăng dần lên và trở nên liên tục. Trong cơn đau, người bệnh dễ gặp phải hiện tượng co cứng vùng thượng vị. Ngoài cơn đau thì bụng mềm và không có dấu hiệu gì đặc biệt. 

Đau bụng vùng thượng vị là một triệu chứng điển hình của đau dạ dày

Đau bụng vùng thượng vị là một triệu chứng điển hình của đau dạ dày

Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng

Thức ăn trong dạ dày không tiêu hóa được, còn tồn đọng, kết hợp với việc acid dịch vị được tiết quá nhiều, bị lên men, gây nên tình trạng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng. Người bệnh sẽ cảm thấy vị chua, đắng khi thức ăn lên nửa chừng cổ họng. Tình trạng này xảy ra nhiều và liên tục sẽ gây ra bỏng rát vùng ngực và phần cổ họng do bị acid làm tổn thương. Nếu để diễn ra kéo dài thì sẽ tiến triển thành trào ngược dạ dày rất nguy hiểm.

Cảm giác ăn không ngon, chán ăn

Người bệnh đau dạ dày thường có biểu hiện chán ăn, ăn uống kém ngon, biểu hiện rõ qua lượng thức ăn ít đi, bỏ bữa, thức ăn không còn hợp khẩu vị,... Nguyên nhân được cho là do hệ enzyme bị giảm tiết, không tiêu hóa được thức ăn gây hiện tượng đầy chướng bụng gây nên hiện tượng chán ăn. Trong trường hợp niêm mạc thực quản bị tổn thương, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát khi ăn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chán ăn. Trường hợp khác cũng gây nên chán ăn là do có cảm giác buồn nôn. 

Giảm cân, sút cân

Tình trạng đau dạ dày thường đi kèm với chán ăn, ăn không ngon, khiến người bệnh dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng bao gồm vitamin và vi khoáng cần thiết cho cơ thể, từ đó gây sút cân, mệt mỏi, người xanh xao, thiếu sức sống.

Người bị đau dạ dày thường có biểu hiện sút cân   

Người bị đau dạ dày thường có biểu hiện sút cân   

Buồn nôn và nôn 

Nôn là hiện tượng đưa thức ăn ra khỏi cơ thể bằng đường miệng. Trong bệnh đau dạ dày, người bệnh dễ bị buồn nôn và nôn sau khi ợ hơi, ợ chua. Khi thức ăn được nôn trào lên phía trên ống tiêu hóa, dịch vị có tính acid mạnh sẽ làm tổn thương ống tiêu hóa, nguy cơ rách niêm mạc thực quản, chảy máu thực quản, tiến triển thành bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Bên cạnh đó, nôn nhiều còn khiến người bệnh dễ bị mất nước cùng các chất điện giải, nặng nề hơn là hạ huyết áp, trụy tim mạch,...

Chảy máu đường tiêu hóa

Các triệu chứng chảy máu đường tiêu hóa là: nôn ra máu và đi ngoài ra máu. Máu thường có màu đen hoặc đỏ tươi. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ cảm thấy choáng váng, hoa mắt, hạ huyết áp thế đứng,... Khi gặp dấu hiệu chảy máu, người bệnh nên đến cơ sở y khoa để thăm khám kịp thời vì đây là một dấu hiệu có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh. 

Mẹo giảm cơn đau dạ dày đơn giản tại nhà 

Để giảm bệnh đau dạ dày an toàn, hiệu quả và nhanh chóng tại nhà, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

  • Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong: Nghệ có tính chống oxy hóa từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc chữa đau dạ dày. Hoạt chất curcumin trong nghệ có tác dụng ức chế vi khuẩn HP, đồng thời giảm tiết acid dịch vị gây đau dạ dày. Có thể sử dụng tinh bột nghệ pha nước ấm, thêm mật ong tạo vị ngọt và thưởng thức ngay trong ngày.
  • Chườm ấm: Phương pháp chườm ấm có tác dụng tăng lưu thông máu, giúp giảm đau vùng bụng hiệu quả, bao gồm cả các cơn đau dạ dày. Chườm nóng cũng có tác dụng lưu thông khí huyết, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn. 
  • Xoa bụng: Người bệnh đau dạ dày có thể thực hiện phương pháp xoa bụng để giảm đau. Phương pháp này được tiến hành như sau: đặt hai tay lên vùng bụng rồi xoa đều theo chiều kim đồng hồ khoảng 10-15 vòng. Sau đó lặp lại động tác khoảng 3-4 lần để đạt hiệu quả giảm đau tốt hơn.
  • Sử dụng sản phẩm thảo dược chứa cao hạt bưởi: Nghiên cứu của một giáo sư người Ba Lan cho hay: hạt bưởi có tác dụng diệt vi khuẩn HP và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khi kết hợp cao hạt bưởi với các thảo dược khác như dạ cẩm tím, nghệ, sẽ giúp tăng hiệu quả chống viêm, giảm đau dạ dày hiệu quả. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chữa đau dạ dày nhưng người bệnh nên chọn mua những sản phẩm đã được nghiên cứu, bào chế dưới công nghệ hiện đại và sản xuất bởi công ty uy tín để điều trị bệnh hiệu quả.

Trà hạt bưởi có tác dụng cải thiện bệnh đau dạ dày 

Trà hạt bưởi có tác dụng cải thiện bệnh đau dạ dày 

Trên đây là những cách chữa đau dạ dày giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả và an toàn. Bên cạnh việc điều trị y khoa, bạn cũng có thể áp dụng những mẹo trên để đạt được hiệu quả giảm đau tối ưu bạn nhé!