Trào ngược dạ dày là tình trạng các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra những triệu chứng khó chịu và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Đây là một bệnh lý phổ biến của đường tiêu hóa do nhiều nguyên nhân gây ra và đang có xu hướng gia tăng trong cộng đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các nguyên nhân và cách điều trị của bệnh lý này nhé!

Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày, trong đó có hai nhóm nguyên nhân trực tiếp phải kể đến đó là: Nguyên nhân do thực quản và tại dạ dày. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như stress, béo phì, uống rượu,...

Nguyên nhân do thực quản

Trong hệ tiêu hóa, thực quản có vai trò quan trọng với hai nhiệm vụ chính là: Vận chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày và ngăn chặn trào ngược bằng cơ thắt thực quản. Nên khi có các bất thường như cơ thắt dưới thực quản suy yếu, thoát vị hoành,... sẽ gây ra hiện tượng trào ngược.

  • Cơ thắt dưới thực quản suy yếu: Cơ thắt dưới thực quản nối liền với dạ dày, nó chỉ mở ra khi nuốt và sau đó sẽ đóng lại để ngăn chặn tình trạng trào ngược dịch vị lên thực quản. Nhưng khi cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu thì sẽ dẫn đến sự trào ngược.
  • Thoát vị hoành: Cơ hoành là phần cơ phân cách giữa phần ngực và ổ bụng. Bình thường, cơ hoành và cơ thắt dưới thực quản sẽ phối hợp nhịp nhàng với nhau để ngăn chặn trào ngược dạ dày. Nhưng khi bị thoát vị hoành, nghĩa là một phần của dạ dày nằm trên cơ hoành thì sẽ dễ gây trào ngược do không có sự đồng nhất trong hoạt động giữa chúng.
  • Nhu động thực quản quá yếu: Bình thường nếu bị trào ngược, nhu động thực quản sẽ đẩy các chất trở lại dạ dày. Nhưng nếu nó quá yếu thì sẽ không đủ sức ngăn cản hiện tượng trào ngược.

Co-that-thuc-quan-duoi-bi-suy-yeu-thi-se-dan-den-su-trao-nguoc.webp

Cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu thì sẽ dẫn đến sự trào ngược

Nguyên nhân tại dạ dày

Một số nguyên nhân tại dạ dày gây ra bệnh lý phải kể đến như: Ứ đọng thức ăn tại dạ dày, tăng đột ngột áp lực trong ổ bụng.

  • Ứ đọng thức ăn tại dạ dày: Khi thức ăn bị tồn đọng trong dạ dày sẽ làm tăng áp lực tại đây, từ đó gây ra trào ngược. Có một số bệnh lý về dạ dày dẫn đến tình trạng này như nhiễm H.pylori, viêm dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp hang môn vị dạ dày…
  • Tăng đột ngột áp lực trong ổ bụng: Tăng áp lực ổ bụng có thể xảy ra khi ho, hắt hơi, mặc quần quá chật,... đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày.

Một số nguyên nhân khác

Còn nhiều nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày như: Stress, béo phì, uống rượu, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, mang thai,... Đa số các nguyên này đều có thể tác động được bằng cách thay đổi lối sống.

  • Stress: Căng thẳng kéo dài không những tạo áp lực khiến suy yếu cơ thắt thực quản mà còn làm tăng axit và pepsin do cơ thể bị kích thích sản xuất cortisol gây ra trào ngược dạ dày.
  • Béo phì: Khi bị béo phì có thể gây ra nhiều bệnh lý, trong đó có trào ngược dạ dày. Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên vùng bụng và cơ thắt thực quản.
  • Uống rượu: Rượu có thể khiến cho các triệu chứng của trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng hơn bằng cách làm tăng tiết dịch vị, giãn cơ thắt dưới thực quản và giảm khả năng trung hòa axit.

Cang-thang-keo-dai-se-gay-trao-nguoc-da-day-thuc-quan.webp

Căng thẳng kéo dài sẽ gây trào ngược dạ dày thực quản

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Đối với các bệnh lý về đường tiêu hóa, chế độ ăn uống có tác động không nhỏ đến cơ chế hình thành bệnh và quá trình điều trị. Ăn quá no hoặc thường xuyên ăn đêm... sẽ là yếu tố nguy cơ gây trào ngược dạ dày.
  • Ăn quá no: Ăn quá no sẽ làm kéo dài thời gian tiêu hóa của dạ dày. Nếu tình trạng này liên tục xảy ra sẽ gây khó tiêu, viêm loét dạ dày hoặc trào ngược.
  • Ăn đêm: Ăn đêm không những khiến cho dạ dày phải làm việc quá sức mà lâu dần còn có thể làm giảm chức năng của chúng, đồng thời dễ gây béo phì (đây cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh trào ngược dạ dày).
  • Ăn quá nhiều một số thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, chocolate, bạc hà, bơ thực vật,... có thể kích thích dạ dày sản xuất axit, giãn cơ thắt dưới thực quản.
  • Uống cà phê: Nhiều người có thói quen uống cà phê để tỉnh táo, nhưng nếu uống quá nhiều và thường xuyên sẽ gây viêm loét do tăng sản xuất axit và làm các triệu chứng dạ dày nặng hơn.
  • Mang thai: Phụ nữ có thai thường gặp phải một số triệu chứng của trào ngược dạ dày, điển hình là ợ nóng. Nguyên nhân là do khi mang thai sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày và nồng độ hormon estrogen, progesterone tăng sẽ khiến cơ thắt dưới thực quản bị giãn ra.
  • Sử dụng một số thuốc: Một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ lên dạ dày như là thuốc kích thích beta - adrenergic, thuốc kháng cholinergic (thuốc tim mạch, huyết áp), kháng histamin (chống dị ứng), theophylline (giãn phế quản),... và đặc biệt là nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen, naproxen,...
  • Hút thuốc: Người ta thường biết nhiều đến hút thuốc lá có thể gây ra các bệnh phổi nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân bị trào ngược dạ dày. Do hút thuốc có thể gây giảm sản xuất nước bọt, tăng axit và chậm tháo rỗng dạ dày.
  • Ngoài ra, yếu tố bẩm sinh cũng có thể là một nguyên nhân của trào ngược dạ dày.

Hut-thuoc-co-the-gay-giam-san-xuat-nuoc-bot-tang-axit-va-cham-thao-rong-da-day.webp

Hút thuốc có thể gây giảm sản xuất nước bọt, tăng axit và chậm tháo rỗng dạ dày

>>>Xem thêm: Vạch mặt 9 dấu hiệu trào ngược dạ dày không thể bỏ qua

Cách điều trị trào ngược dạ dày

Mục tiêu điều trị trào ngược dạ dày là làm giảm các triệu chứng, làm lành tổn thương tại thực quản, chống tái phát và ngăn ngừa xảy ra các biến chứng của bệnh. Các phương pháp để điều trị trào ngược dạ dày bao gồm: Điều trị nội khoa như: Sử dụng các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, điều trị ngoại khoa như phẫu thuật.

  • Các biện pháp dùng thuốc: Mục đích điều trị bằng thuốc là cải thiện được triệu chứng lâm sàng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trong điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc bác sĩ thường sử dụng các loại như: Kháng H2, chẹn bơm proton, kháng axit,...
  • Thuốc kháng thụ thể H2: Bao gồm các thuốc như cimetidine, famotidine, nizatidine và ranitidine. Đây là thuốc giúp giảm sản xuất axit từ đó giảm được tình trạng trào ngược và giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Đây là nhóm thuốc mang lại hiệu quả cao trong điều trị với cơ chế ngăn chặn sự sản xuất axit và chữa lành thực quản. Nên sử dụng thuốc chẹn bơm proton trước ăn 30 phút hoặc 1 giờ.
  • Thuốc kháng axit và alginate: Các thuốc này giúp giảm nhanh các triệu chứng trong thời gian ngắn.
  • Thuốc hỗ trợ kích thích nhu động ruột: Bao gồm một số thuốc như: Domperidone, metoclopramide,... giúp kích thích nhu động ruột để ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Các biện pháp không dùng thuốc: Các biện pháp không dùng thuốc cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc điều trị và khả năng tái phát của bệnh. Từ các nguyên nhân gây bệnh, thì biện pháp không dùng thuốc có thể kể đến là: Điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho hợp lý, tránh ăn các gia vị cay, chua, nóng, đồ chiên, xào, rán, nhiều chất béo, kẹo sôcôla,...; Tránh các đồ uống dễ gây trào ngược như rượu, bia, cà phê, nước có gas, bạc hà; Không ăn quá no nhất là buổi tối, tránh nằm ngay sau khi ăn; Giảm cân, không hút thuốc, tránh mặc đồ quá chật, ép bụng nhất là sau bữa ăn; Hạn chế dùng một số thuốc gây tác dụng phụ lên dạ dày.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp cuối cùng khi tất cả các cách điều trị trên đều không có hiệu quả. Mục đích của phẫu thuật là giúp thắt chặt cơ vòng thực quản dưới từ đó chống được hiện tượng trào ngược dạ dày.

Cac-bien-phap-khong-dung-thuoc-de-dieu-tri-trao-nguoc-da-day.webp

Các biện pháp không dùng thuốc để điều trị trào ngược dạ dày

Bên cạnh đó, để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày đạt hiệu quả cao, nhiều người còn sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên có chứa thành phần chính là cao dạ cẩm tím và glycine kết hợp một số thảo dược khác như: Chè dây, bột nghệ,... Đây là các thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori giúp hỗ trợ giảm axit, bảo vệ niêm mạc, hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên nên đảm bảo an toàn, không gây các tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Điều trị trào ngược dạ dày không quá phức tạp. Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng tây y, thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt thì người bệnh nên kết hợp thêm các sản phẩm từ thiên nhiên để giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ tái phát.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về nguyên nhân và cách điều trị trào ngược dạ dày bạn có thể để lại bình luận hoặc thông tin dưới bài viết này để được đội ngũ chuyên gia tư vấn nhanh chóng nhất.

Link tham khảo:

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gerd/symptoms-causes/syc-20361940#
  2. https://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/reflux-disease-gerd-1
  3. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17019-gerd-or-acid-reflux-or-heartburn-overview