Trào ngược dạ dày nên ăn gì là thắc mắc của không ít người, bởi chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng bệnh. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề trên, hãy tham khảo ngay những thông tin trong bài viết sau đây!
Vì sao bị trào ngược dạ dày?
Trào ngược dạ dày là tình trạng rất phổ biến. Biểu hiện thường gặp của tình trạng này bao gồm: Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua; Buồn nôn, nôn; Đau, tức ngực; Khó nuốt; Khản giọng, ho khan; Miệng tiết ra nhiều nước bọt; Đắng miệng,...
Trào ngược dạ dày là tình trạng phổ biến
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày như: Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, uống nhiều rượu, bia, căng thẳng, stress kéo dài,… Nhưng nguyên nhân sâu xa là do mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ dạ dày (Lớp chất nhầy, HCO3-; Prostaglandins; Lưu lượng máu đến niêm mạc;...) và yếu tố tấn công (H+ và pepsin; Vi khuẩn Helicobacter pylori;…).
Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên bổ sung nếu có hiện tượng trào ngược dạ dày, cùng tham khảo nhé:
Khoai lang
Theo kết quả nghiên cứu, khoai lang chứa một lượng lớn chất xơ cùng những thành phần dinh dưỡng khác gồm protein, vitamin (vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E), các khoáng chất (mangan, kali, đồng...). Những thành phần này có tác dụng đảm bảo quá trình trao đổi chất, giúp nâng cao hệ miễn dịch và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.
Khoai lang có tác dụng tốt với tình trạng trào ngược dạ dày
Đặc biệt, hàm lượng lớn chất xơ không hòa tan trong khoai lang có tác dụng cải thiện sức khỏe đường ruột, chống táo bón, phòng ngừa tình trạng dư thừa axit dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Các chất xơ hòa tan trong khoai lang (điển hình như pectin) có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột và đường, giúp giảm lượng đường trong máu, đồng thời làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày gồm ợ chua, ợ nóng, buồn nôn…
Cải bó xôi
Trong thành phần của cải bó xôi chứa các chất dinh dưỡng gồm: Protein, carbohydrat, kali, chất xơ, canxi, magie, chất sắt và các hợp chất. Đây đều là những thành phần có tác dụng cải thiện sức khỏe tổng thể, ổn định hoạt động ở dạ dày và ruột, chống táo bón.
Ngoài ra, hàm lượng glycoglycerolipid được tìm thấy trong thành phần của cải bó xôi có tác dụng phòng ngừa loét niêm mạc, chống viêm và bảo vệ màng nhày dạ dày. Một số tác dụng khác từ rau cải bó xôi là: Cải thiện hoạt động của hệ thần kinh, chống các bệnh tim mạch, phòng ngừa các bệnh về mắt và nội tiết, điều hòa huyết áp, tốt cho xương khớp, chống ung thư...
Măng tây
Măng tây được đánh giá là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Đó là bởi thực phẩm này có nồng độ pH trung bình (dao động trong khoảng từ 7.0 đến 7.5) giúp trung hòa nồng độ axit trong dạ dày. Đồng thời nâng cao khả năng kiềm hóa, chống trào ngược dạ dày và phòng ngừa chứng viêm loét dạ dày hiệu quả.
Măng tây giúp ngăn ngừa trào ngược dạ dày
Chất xơ và inulin trong măng tây có tác dụng nhuận tràng, cải thiện chức năng đường tiêu hóa và cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Bên cạnh đó, những thành phần này còn có tác dụng phòng ngừa viêm, đau dạ dày và chống táo bón.
Ngoài ra, trong măng tây còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác rất tốt cho đường tiêu hóa và sức khỏe tổng thể, chẳng hạn như: Vitamin A, C, B6, E, K,... khoáng chất (sắt, phốt pho, kali...), thiamin, riboflavin,…
Gừng
Việc uống một tách trà gừng mật ong hoặc bổ sung gừng vào chế độ ăn uống mỗi ngày sẽ giúp người bệnh giảm cảm giác buồn nôn, hạn chế trào ngược dạ dày và ngăn ngừa viêm loét. Nguyên nhân là do các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic trong loại thực phẩm này có tác dụng kháng viêm, phòng ngừa tăng tiết axit và ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa.