“Viêm loét dạ dày nên ăn gì?” là thắc mắc của không ít người, bởi bệnh gây nên rất nhiều triệu chứng khó chịu, khiến người mắc mệt mỏi, ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Để tìm hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên bổ sung khi bị viêm loét dạ dày, mời bạn tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây!
Nguyên nhân nào gây viêm loét dạ dày?
Viêm loét dạ dày là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ vị thành niên. Có rất nhiều nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày tiến triển, đó là:
- Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm loét dạ dày - tá tràng khi chiếm đến 50% những người mắc bệnh. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn HP sẽ khiến cho dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn, khiến hoạt động dạ dày bị rối loạn.
Vi khuẩn HP được xem là tác nhân chính gây viêm loét dạ dày
- Lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm: Những thành phần có trong nhóm thuốc này có khả năng bào mòn lớp màng bảo vệ dạ dày, khiến axit dạ dày có cơ hội xâm lấn vào bên trong gây ra tình trạng viêm loét.
- Căng thẳng thần kinh: Những người hay bị căng thẳng, lo lắng thường có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày cao hơn. Bởi khi đó, dạ dày bị rối loạn, tăng tiết axit hydrochloric và pepsin, khiến môn vị co thắt, niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
- Thói quen ăn uống không điều độ: Ăn đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia, thức khuya,... không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là thủ phạm gây viêm loét dạ dày.
>>> XEM THÊM: Viêm loét dạ dày uống thuốc gì và cách cải thiện hiệu quả từ sản phẩm thảo dược
Viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Thực tế, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng viêm loét dạ dày. Do đó, bạn hãy chú ý bổ sung những thực phẩm sau đây để ngăn ngừa triệu chứng bệnh tiến triển. Cụ thể:
Trái cây chứa nồng độ axit
Các loại trái cây như dưa, chuối, táo, lê ít chứa axit, đồng thời có khả năng bổ sung nước, khoáng chất,... nên có thể giảm triệu chứng trào ngược dạ dày, giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn.
Yến mạch
Khi tìm hiểu người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì, bạn sẽ không thể bỏ qua yến mạch. Yến mạch là một món ăn sáng nhanh gọn, nhiều chất xơ. Hơn nữa, loại ngũ cốc này có thể hấp thụ axit và làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Mỗi sáng, bạn chỉ cần bỏ yến mạch vào sữa ấm để uống hoặc rắc yến mạch lên sữa chua ăn với trái cây tươi là đã có thể cải thiện hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn các nguồn chất xơ khác như: Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và gạo nguyên cám.
Yến mạch giúp cải thiện triệu chứng viêm loét dạ dày
Củ gừng
Đây là loại gia vị người bị viêm loét dạ dày nên ăn. Bởi gừng có đặc tính chống viêm tự nhiên và giúp giảm chứng ợ nóng cũng như các vấn đề tiêu hóa khác. Bạn có thể nghiền hoặc thái lát gừng vào những món ăn hàng ngày, pha trà gừng uống để giảm nhẹ triệu chứng trào ngược dạ dày.
Rau củ quả
Rau củ quả là thành phần cần có trong chế độ ăn của người bị viêm loét dạ dày, bởi chứa ít chất béo, ít đường, giúp giảm axit dạ dày nên cải thiện tình trạng trào ngược, ợ hơi do viêm loét dạ dày khá tốt. Bạn có thể bổ sung các loại rau củ như: Đậu cô ve, súp lơ xanh, súp lơ trắng, măng tây, khoai tây và dưa chuột vào bữa ăn hàng ngày.
Các loại cá
Các loại cá là thực phẩm không thể bỏ qua khi tìm hiểu người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì. Cá thường có ít axit, chứa nhiều loại chất béo tốt (omega 3, omega 6…). Tuy nhiên, để ngăn ngừa ảnh hưởng đến tình trạng bệnh, bạn nên tránh chiên mà hãy dùng cá để nướng, hấp hoặc nấu canh nhé