Đau thượng vị do viêm loét dạ dày là bệnh khá phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ người lớn tới trẻ nhỏ. Cũng bởi vậy mà việc người bị viêm loét dạ dày không nên ăn gì luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cụ thể vấn đề này như thế nào? Mời bạn tìm hiểu thông tin hữu ích trong bài viết sau! Đừng bỏ lỡ!
Đau thượng vị do viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra. Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm loét dạ dày có thể gây biến chứng xuất huyết tiêu hóa nếu ổ loét lớn, nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau dạ dày do viêm loét dạ dày - tá tràng như: Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, uống nhiều rượu, bia, do căng thẳng stress,… Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là do mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ (lớp chất nhầy, HCO3-; Prostaglandins; Lưu lượng máu đến niêm mạc;...) và yếu tố tấn công (H+ và pepsin; Vi khuẩn Helicobacter pylori;…).
Do đó, để điều trị hiệu quả tận gốc, cần có giải pháp phục hồi và làm lành vết loét, cân bằng được 2 yếu tố bảo vệ và tấn công, kháng sinh, chống viêm thực vật, an toàn khi sử dụng lâu dài.
Người bị đau thượng vị do viêm loét dạ dày không nên ăn gì?
Các triệu chứng viêm loét dạ dày gồm có: Đau bụng vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, ợ rát, buồn nôn, cảm giác khó chịu ở dạ dày, rối loạn tiêu hóa… Khi nhận thấy có triệu chứng bị viêm loét dạ dày, bạn cần hạn chế ăn các thực phẩm dưới đây:
- Thức ăn cay: Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, những thực phẩm hoặc gia vị cay nồng như ớt, tiêu xanh, sa tế… có thể khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn đồ cay
- Caffeine: Một số chuyên gia đặt ra giả thiết rằng, caffeine có nguy cơ khiến nồng độ axit trong dạ dày tăng cao. Vì vậy, bạn vẫn nên hạn chế tiêu thụ những sản phẩm chứa caffeine, ví dụ như cà phê, nếu đang bị viêm loét dạ dày.
- Thức uống chứa cồn: Chất cồn trong rượu, bia sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc điều trị loét dạ dày, khiến quá trình phục hồi bị trì hoãn.
- Rau củ quả có vị chua: Tuy cà chua mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, nhưng trong trường hợp điều trị đau dạ dày, vị chua của cà có nguy cơ khiến các vết loét trở nặng.
Cà chua không tốt cho người bị viêm loét dạ dày
- Trái cây: Những loại trái cây giàu vitamin C như quả mọng (dâu, việt quất, mâm xôi…) hay trái cây họ cam, quýt (cam, chanh…) có thể gây kích ứng bao tử nếu bạn dùng chúng khi đang bị loét dạ dày.