Cập nhật phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mới nhất là cách đơn giản giúp bạn nhanh phục hồi sức khỏe. Theo các chuyên gia, bệnh viêm loét dạ nếu được phát hiện sớm có thể chữa trị được hoàn toàn, tuy nhiên khi chuyển sang giai đoạn mạn tính sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra. Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa nếu ổ loét lớn, chảy máu. Nếu bệnh nhân không được phát hiện biến chứng xuất huyết tiêu hóa để điều trị kịp thời có thể tử vong do mất máu.
Viêm loét dạ dày là tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mới nhất hiện nay
Bệnh viêm loét dạ dày nếu phát hiện muộn sẽ tiến triển thành mạn tính khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Ngày nay, để điều trị triệt để, giúp phòng tránh biến chứng xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày, hãy cập nhật phác đồ điều trị mới nhất như sau:
Thay đổi lối sống
- Người bệnh cần tránh các loại thức ăn và yếu tố có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, bao gồm: Thức ăn có nhiều gia vị, thức ăn chua cay, rượu, bia, thuốc lá và những chất kích thích khác.
- Tránh các yếu tố có thể gây hoạt hóa axit trong mật, bao gồm giảm tiêu thụ các chất béo.
- Tạo ra môi trường lành mạnh và tránh gây áp lực lên dạ dày. Các biện pháp bao gồm: Ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá nhiều, chỉ ăn vừa đủ no, ăn thức ăn nhẹ và lỏng. Bữa tối nên kết thúc trước thời gian đi ngủ khoảng 3 giờ.
- Có thể bổ sung sữa để trung hòa nhanh axit dạ dày khi cảm thấy đau dạ dày.
- Hạn chế căng thẳng, stress, áp lực. Cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
Người bị viêm loét dạ dày không nên sử dụng thức ăn cay nóng
Điều trị bằng thuốc:
- Dùng thuốc ức chế bơm Proton:
+ Loét hành tá tràng không gây biến chứng: Sử dụng thuốc Omeprazole 20 mg / ngày và Lansoprazole 15 mg / ngày.
+ Loét dạ dày có biến chứng: Sử dụng Omeprazole 20 mg / lần, 2 lần / ngày và Lansoprazole 30 mg / lần / ngày.
- Sử dụng thuốc đối kháng H2 Receptor:
+ Loét tá tràng không có biến chứng: Cimetidine 800 mg / lần / 2 lần ngày, Ranitidine và Nizatidine 300 mg / lần / 2 lần ngày và Famotidine 40 mg / lần / ngày trước lúc đi ngủ. Sử dụng liên tục trong 6 tuần.
+ Loét dạ dày: Cimetidine 400 mg / lần / 2 lần / ngày, Ranitidine, Nizatidine 150 mg / lần / 2 lần ngày và Famotidine 20 mg / lần / 2 lần / ngày, sử dụng liên tục trong 8 – 12 tuần.
Điều trị theo đông y
Đây là phác đồ dùng được cho mọi trường hợp viêm loét dạ dày, kể cả nhiễm HP hay không nhiễm HP. Điều trị viêm loét dạ dày bằng đông y là:
- Sử dụng bài thuốc cổ phương thành phần thảo dược thiên nhiên, đảm bảo an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ khiến bệnh nặng hơn.
- Phục hồi từ gốc bệnh, chú trọng hiệu quả dài lâu, kết hợp vừa giảm nhanh triệu chứng khó chịu, vừa loại bỏ căn nguyên gây bệnh và phục hồi tổn thương từ bên trong.