Bệnh viêm dạ dày mãn tính có chữa được không? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm bởi lúc này, các phương pháp điều trị không còn phát huy được hiệu quả cao nhất. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày cũng như khả năng chữa khỏi khi tình trạng viêm dạ dày đã chuyển sang giai đoạn mãn tính trong bài viết này!

Viêm dạ dày mãn tính là gì?

Viêm dạ dày mãn tính là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc dạ dày trong thời dài, biểu hiện thường âm ỉ, không dữ dội. Theo thống kê, có đến gần một nửa dân số thế giới bị viêm dạ dày mãn tính. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày, chẳng hạn như như: Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên, uống nhiều rượu, bia, do căng thẳng stress,… Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là do mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ (lớp chất nhầy, HCO3-; Prostaglandins; Lưu lượng máu đến niêm mạc;...) và yếu tố tấn công (H+ và pepsin; Vi khuẩn Helicobacter pylori;…) của dạ dày. 

Đối với bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp tính, các biểu hiện thường khá rõ rệt như: Đau bụng dữ dội, bỏng rát vùng thượng vị, ợ chua, ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng, mệt mỏi… Còn viêm dạ dày mãn tính diễn biến chậm, triệu chứng không rõ rệt. Các triệu chứng của viêm dạ dày mãn tính rất đa dạng, có người mắc bệnh mà hầu như không cảm thấy bất thường gì, có người đau dữ dội ở phần bụng trên, có người lại chỉ đau âm ỉ hoặc chướng bụng, thường là sau khi ăn. Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày mãn tính phổ biến nhất là: Chán ăn, ợ hơi, khó chịu… trong thời gian dài.

Viêm dạ dày mãn tính có chữa được không?

Thật đáng tiếc là đến nay, y học hiện đại vẫn chưa thể điều trị dứt điểm viêm dạ dày mãn tính. Hơn nữa, bệnh này rất hay tái phát. Phương pháp điều trị thông dụng nhất là dùng thuốc nhằm giảm đau và phòng tránh biến chứng.

Các loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính là: Thuốc bọc niêm mạc dạ dày (để bảo vệ dạ dày khỏi tác hại ăn mòn của axit hoặc các vi khuẩn gây hại trong đường ruột); Thuốc trung hòa axit dạ dày (để trung hòa axit dịch vị và làm giảm triệu chứng ợ nóng, khó tiêu hoặc đau dạ dày); Thuốc chống H2 (để ngăn chặn histamine); Thuốc ức chế bơm proton (để làm giảm axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày)…

 

viem-da-day-man-tinh-la-benh-chua-the-chua-dut-diem.jpg

Viêm dạ dày mãn tính là bệnh chưa thể chữa dứt điểm

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bị viêm dạ dày mãn tính cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, giảm căng thẳng, tăng cường vận động và đảm bảo vệ sinh ăn uống. Cụ thể, người bị viêm dạ dày mãn tính cần:

- Ăn đúng bữa, không để quá no hoặc quá đói.

- Hạn chế hoặc tốt nhất là không sử dụng các thức uống có cồn như bia, rượu.

- Hạn chế thực phẩm chua, cay, nóng.

- Tránh thức khuya và cần đi ngủ đúng giờ.

- Không lạm dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh.

- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.