Đau dạ dày khiến cho người mắc khó chịu, mệt mỏi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay, bên cạnh việc sử dụng thuốc tây y, nhiều người thường tìm kiếm các cách giảm đau dạ dày tại nhà an toàn, hiệu quả. Để biết kỹ hơn về phương pháp này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây đau dạ dày?

Theo các nghiên cứu khoa học, đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Do vi sinh vật

Có nhiều loại vi khuẩn, nấm gây viêm loét dạ dày. Trong đó, phổ biến nhất là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn HP sẽ khiến cho dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn, làm hoạt động dạ dày bị rối loạn.

Do thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày như:

- Ăn uống không điều độ, đúng giờ, ăn quá khuya.

- Ăn quá no hoặc để bụng quá đói.

- Ăn nhiều đồ chua, đồ cay nóng, chiên rán.

- Vừa ăn vừa làm những việc khác như: Xem tivi, đọc sách, chơi game, học bài,…

- Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo chất lượng, thực phẩm bẩn, ôi thiu, hư hỏng,…

- Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.

Yếu tố tâm lý

Những người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực thường có nguy cơ đau dạ dày cao hơn người bình thường. Nguyên nhân là do căng thẳng, áp lực khiến dạ dày tăng co bóp và tiết dịch, mất cân bằng dẫn đến tự bào mòn niêm mạc gây viêm loét.

Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày - tá tràng. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là do mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ (Lớp chất nhầy, HCO3-; Prostaglandins; Lưu lượng máu đến niêm mạc;...) và yếu tố tấn công (H+ và pepsin; Vi khuẩn Helicobacter pylori;…). Hiện nay, các sản phẩm điều trị viêm loét dạ dày thường là kháng sinh tổng hợp, chống viêm tổng hợp... Mặc dù tiêu diệt vi khuẩn HP và giảm triệu chứng viêm đau, nhưng các sản phẩm này lại làm phá vỡ yếu tố bảo vệ, đó là phá hủy lớp chất nhày (hàng rào niêm mạc bảo vệ dạ dày), mặt khác không giúp phục hồi và làm lành vết loét, vì vậy không cân bằng được 2 yếu tố bảo vệ và tấn công. Do vậy muốn cải thiện bệnh hiệu quả cần phục hồi và làm lành vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày, cân bằng được yếu tố bảo vệ và tấn công.

Nguyên nhân chính gây đau dạ dày là mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và tấn công

Nguyên nhân chính gây đau dạ dày là mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và tấn công

Xem thêm: 5 biến chứng của viêm loét dạ dày mà bạn cần biết

Các cách chữa đau dạ dày tại nhà

Đau dạ dày ngày càng phổ biến và khó tránh khỏi. Thậm chí nhiều trường hợp dù đã kiêng khem đủ kiểu mà vẫn mắc bệnh. Hiện nay, bên cạnh các thuốc tây y, nhiều người thường tìm đến các cách giảm đau dạ dày tại nhà như:

1. Nghệ vàng với mật ong giúp giảm đau dạ dày

Bột nghệ vàng trộn mật ong là phương pháp giảm đau dạ dày hiệu quả tại nhà có thể áp dụng. Nghệ vàng giúp chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị, còn mật ong có tác dụng làm êm dịu dạ dày, tránh kích thích. Khi bị đau bụng dữ dội, bạn có thể trộn 50g bột nghệ vàng với mật ong để uống nhằm giảm đau nhanh chóng.

2. Dùng gừng giảm đau dạ dày khẩn cấp

Gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau dạ dày nhanh chóng. Không những thế, gừng còn được sử dụng trong một số trường hợp như: Chống co giật, hạ huyết áp. Khi bị đau dạ dày, bạn có thể sử dụng gừng tươi thái nhỏ, trà gừng hoặc ngậm vài viên kẹo gừng để giảm đau.

Gừng giúp giảm đau dạ dày khẩn cấp

Gừng giúp giảm đau dạ dày khẩn cấp

3. Giảm đau dạ dày bằng cam thảo

Với khả năng trung hòa acid dịch vị, đồng thời ức chế vi khuẩn H.pylori, cam thảo có thể chống lại sự hình thành các vết loét ở dạ dày. Khi bị đau dạ dày, bạn có thể ăn trực tiếp cam thảo hoặc đun lên uống để giảm nhanh triệu chứng.

4. Giảm đau dạ dày bằng sản phẩm thảo dược chứa hạt bưởi và dạ cẩm tím 

Từ lâu, dân gian đã biết đến tác dụng giảm đau dạ dày hiệu quả từ hạt bưởi và dạ cẩm tím. Do đó, nếu 2 thành phần này được cô chiết và kết hợp trong 1 bài thuốc hoặc trong cùng 1 sản phẩm thảo dược thì tác dụng cải thiện bệnh lý dạ dày sẽ được tăng lên gấp bội. 

Sở dĩ hạt bưởi và dạ cẩm tím có tác dụng đối với bệnh đau dạ dày là do:

  • Cao hạt bưởi: chứa thành phần hoạt chất có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho dạ dày là H.pylori. Bên cạnh đó, chất nhầy ở hạt bưởi còn có tác dụng hấp thụ acid dư thừa tại dạ dày, qua đó giảm tình trạng ợ hơi, ợ chua.
  • Dạ cẩm tím: hoạt chất trong dạ cẩm tím có tác dụng giảm tình trạng ợ chua và đau dạ dày bằng cách chống lại sự tiết acid dạ dày. Bên cạnh đó, dạ cẩm tím còn có tính chống oxy hóa, giúp làm liền các vết loét dạ dày, từ đó nâng cao sức đề kháng cho dạ dày.

Dạ cẩm tím có tác dụng làm lành nhanh các vết loét dạ dày

Dạ cẩm tím có tác dụng làm lành nhanh các vết loét dạ dày

Ưu điểm của những phương pháp trên là đơn giản, dễ làm, rẻ tiền, nguyên liệu sẵn có,… Nhưng việc chuẩn bị nguyên liệu còn cần nhiều bước và khó đảm bảo về mặt chất lượng.

Hơn nữa, các cách trên chỉ là giải pháp tạm thời, giúp giảm đau chứ không tác động vào căn nguyên của bệnh đau dạ dày. Nếu chỉ đơn độc sử dụng những biện pháp này, các cơn đau dạ dày vẫn thường xuyên tái phát, quay lại làm phiền người bệnh. Đặc biệt, việc không kiểm soát được những cơn đau này trong thời gian dài còn dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày,… thậm chí ung thư dạ dày. Vì vậy cần tìm ra giải pháp giúp mang lại hiệu quả NHANH, MẠNH, TOÀN DIỆN và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.