Theo chuyên gia, chế độ dinh dưỡng đóng phần không nhỏ trong việc cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày hiệu quả. Vậy đâu là những thực phẩm dành cho người bị viêm loét dạ dày? Nếu đang có băn khoăn này thì đừng bỏ qua thông tin trong bài viết sau. Đừng bỏ lỡ!

Viêm loét dạ dày và những thông tin bạn cần biết

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương viêm, dẫn đến sưng và hình thành những vết loét trong niêm mạc dạ dày. Bệnh viêm loét dạ dày thường có xu hướng tái phát bất thường, nhất là sau khi người bệnh ăn chất kích thích hoặc cơ thể yếu, thường xuyên bị vi khuẩn, virus tấn công. Nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, các vết loét sẽ ngày càng trầm trọng hơn. 

Description: https://lh6.googleusercontent.com/gMJ-orMTlgLkXqr0wjOUyhhhUHBQmS4Dy8zL1RAOpkA1e6DTpyfcJbFtjN5ASY68g-VucnY0ov7xCbqvhrQjLWkaOurQG_c2KkcazWoCQCc6WLbzcImkANwBqHjDOzDB8_hmhXpC

Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày như: Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, uống nhiều rượu, bia, do căng thẳng stress,… Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là do mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ (lớp chất nhầy, HCO3-; Prostaglandins; Lưu lượng máu đến niêm mạc;...) và yếu tố tấn công (H+ và pepsin; Vi khuẩn Helicobacter pylori;…). Do đó, để điều trị hiệu quả tận gốc, cần có giải pháp phục hồi và làm lành vết loét, kháng sinh, chống viêm thực vật, an toàn khi sử dụng lâu dài.

Bật mí 10 thực phẩm dành cho người bị viêm loét dạ dày

Các bác sĩ cũng như chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bạn nên thêm những thực phẩm dành cho người bị viêm loét dạ dày sau vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày:

1. Ngũ cốc nguyên hạt: Bạn có thể dùng bánh mì ngũ cốc nguyên hạt hoặc ngũ cốc như nguồn cung cấp năng lượng hàng ngày. Tinh bột từ hai loại thực phẩm này không chỉ mang giá trị về mặt sức khỏe mà còn giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa hơn.

2. Rau, củ, quả: Bạn có thể chọn bất kỳ loại rau củ quả nào bạn thích ăn, ngoại trừ ớt. Vị cay của ớt có thể kích thích bao tử, không phù hợp với những người đang trong tình trạng viêm loét dạ dày.

3. Chuối: Đây là một loại quả mà bệnh viêm loét dạ dày HP nên ăn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, trong chuối có chứa thành phần có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, đồng thời làm tăng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Những người bị viêm loét dạ dày HP nên ăn 1 quả chuối sau mỗi bữa ăn sẽ giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.   

4. Sữa và sản phẩm làm từ sữa: Dù đang chịu tổn thương, dạ dày vẫn đủ khả năng dung nạp sữa ít béo và các sản phẩm làm từ sữa, ví dụ như sữa chua hay phô mai.

Description: https://lh4.googleusercontent.com/FPUHWxgL4OydhcJKJ39YQYJOb-nYVAhMX5SNiLlPQuyxLufYzD_zP4uhr_J1r-oQR3lA0U8E-1jyFqZWkJfImfV_CT_hLq6a70SEavDowL75kAjeoWu3x7rB_d5hP5MsZcN8JIBw

Sữa tốt cho người bị viêm loét dạ dày

5. Thịt và thực phẩm giàu protein: Các chuyên gia khuyến nghị người đang trong giai đoạn điều trị viêm loét dạ dày nên bổ sung protein bằng những thực phẩm sau: Thịt nạc, cá, trứng, bơ, các sản phẩm từ đậu nành, đậu Hà Lan…

6. Thức ăn mềm: Lưu ý đối với chế độ ăn uống của người bị mắc bệnh dạ dày sẽ tốt hơn nếu thức ăn được hầm, luộc. nghiền hay nấu chín trong quá trình chế biến. Điều này sẽ làm giảm sự kích thích dịch vị cũng như quá trình tiêu hóa của dạ dày.

7. Đu đủ: Trong đu đủ chứa enzyme papain có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp hạn chế virus, vi khuẩn gây bệnh, có thể hỗ trợ chứng đau dạ dày. Ngoài ra, đu đủ còn tạo cảm giác dễ chịu cho dạ dày, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu và kích thích hệ tiêu hóa. Nên ăn đu đủ chín sẽ tốt hơn cho dạ dày.

Description: https://lh6.googleusercontent.com/FhLsZ1RtIaOlTqZUpRLXJnmQVg_DfZVHijWJjv8BPXGTp-ppVla0MEaW-ZejUJWP_789Ou1h5I6plguNsHMV1fwagxAf-zv791JkKuY53tLccZm9RKYfryJPmSUnbdrG2tjFnZHs

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn nhiều đu đủ

8. Sữa chua: Acid lactic được chuyển hóa từ sữa chua có tác dụng kìm hãm sự phát triển của Helicobacter pylori (thủ phạm gây viêm loét dạ dày). Ngoài ra, vi khuẩn lên men trong sữa chua bám vào niêm mạc đường tiêu hóa sẽ tiết chất kháng sinh tự nhiên tăng cường miễn dịch tại chỗ, kìm hãm sự phát triển của yếu tố gây đau dạ dày. Vì vậy, người bệnh đau dạ dày ăn sữa chua rất có lợi nhưng phải ăn sau bữa ăn, không được ăn khi đói.

9. Gừng: Gừng từ lâu đã được dùng như phương thuốc đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Các chất có trong gừng như tecpen và oleoresin có tác dụng sát trùng, kháng viêm, giảm đau rất tốt. Bạn có thể dùng gừng trực tiếp bằng nhánh gừng tươi, uống trà gừng, ăn kẹo gừng…

10. Đậu bắp: Đậu bắp chứa nhiều vitamin B, C, E và các dưỡng chất khác, đặc biệt nhất chất nhầy trong đậu bắp là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin và một số chất khác. Các chất này giúp bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, và hỗ trợ làm lành những vết viêm loét trong dạ dày.