Nhận biết các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng sớm sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả. Vậy bệnh viêm loét dạ dày tá tràng triệu chứng như thế nào, nguyên nhân và cách điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cập nhập những thông tin hữu ích nhất cho mình nhé.

1. Nhận biết triệu chứng của viêm loét dạ dày

Các triệu chứng như đau thượng vị, đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, rối loạn tiêu hóa….đều là những biểu hiện phổ biến báo hiệu tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các dấu hiệu này nhé:

1.1. Đầy hơi, không tiêu, hay buồn nôn

Đầy hơi, không tiêu, hay buồn nôn và nôn là những triệu chứng của viêm loét dạ dày phổ biến thường gặp ở các bệnh nhân. Khi dạ dày bị tổn thương, dẫn đến quá trình tiêu hóa bị chậm lại, người bệnh sẽ cảm thấy đầy hơi và khó tiêu. Ngoài ra, do dạ dày tiết ra nhiều axit còn gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày và buồn nôn ở người bệnh.

1.2. Đau thượng vị

Đau thượng vị được xác định là vùng bụng phía trên rốn, một dấu hiệu cơ bản để nhận biết bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói hoặc khoảng 2 - 3 tiếng sau khi ăn, cũng có thể đau lúc nửa đêm về sáng. Có nhiều mức độ đau khác nhau: Âm ỉ, đau tức bụng hay quặn từng cơn, tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người.

1.3. Mất ngủ, ngủ không ngon giấc

Tình trạng đầy hơi, chướng bụng và những cơn đau lúc nửa đêm về sáng sẽ khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ hoặc giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn.

1.4. Ợ hơi, ợ chua, hoặc nóng rát thượng vị

Đây cũng là một biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng khá phổ biến ở những người mắc bệnh, đặc biệt là trong giai đoạn khởi phát. Do đó, bạn có thể căn cứ vào triệu chứng này để phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách nhất.

thuong-xuyen-o-hoi-o-chua-hoac-nong-rat-thuong-vi-la-bieu-hien-cua-viem-loet-da-day.webp

 Thường xuyên ợ hơi, ợ chua, hoặc nóng rát thượng vị là biểu hiện của viêm loét dạ dày

1.5. Rối loạn tiêu hóa

Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng thường bị rối loạn chức năng tiêu hóa, gây ra các hiện tượng như đau bụng liên tục, táo bón hoặc tiêu chảy, sụt cân,...

Trên đây chỉ là những triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng mang tính chất gợi ý chứ không thể chẩn đoán chính xác bệnh. Bạn nên tới các bệnh viện uy tín để được tư vấn và kiểm tra bằng các thủ thuật chuyên khoa, xét nghiệm và đặc biệt là tiến hành nội soi dạ dày tá tràng. Các phương pháp này sẽ cho kết quả chính xác, biết được vị trí, mức độ tổn thương của bệnh, từ đó bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng có thể xuất hiện ở cả người lớn và thanh thiếu niên, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị bệnh. Tuy nhiên, chúng ta cần phải xác định được nguyên nhân trực tiếp dẫn đến căn bệnh này để có phương pháp chữa trị và phòng ngừa hợp lý.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP): Khi loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể và tiếp xúc với dạ dày, chúng sẽ chui vào bên trong lớp nhầy và tiết ra những độc tố làm mất chức năng chống lại axit của niêm mạc.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm thường xuyên: Những loại thuốc này sẽ làm ức chế quá trình tổng hợp chất Prostaglandin của cơ thể - đây là một hợp chất quan trọng giúp dạ dày chống lại các vi khuẩn có hại. Lượng Prostaglandin giảm gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.

nhung-nguyen-nhan-chinh-gay-tinh-trang-viem-loet-da-day-ta-trang.webp

Những nguyên nhân chính gây tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng

3. Yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng

Có khá nhiều yếu tố nguy cơ khiến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng xuất hiện, trong đó có thể kể đến như:

  • Thường xuyên hút thuốc lá và sử dụng bia rượu, các loại nước uống có cồn khiến cơ thể tạo ra cortisol làm tăng nguy cơ viêm loét cho ruột non.
  • Căng thẳng thần kinh (stress) kéo dài gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết axit trong dạ dày, khiến dạ dày bị đau và viêm loét.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, ăn uống không điều độ, lười vận động, nhịn ăn, để bụng quá đói hoặc ăn quá no, ăn tối quá khuya.... cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm dạ dày, tá tràng.

4. Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở giai đoạn đầu nếu được phát hiện kịp thời thì sẽ rất dễ điều trị. Tránh để bệnh trở thành mãn tính sẽ khó để chữa dứt điểm hoặc có thể gây ra các biến chứng không mong muốn.

Do đó, ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu hoặc triệu chứng triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng bạn cần phải:

  • Đến bệnh viện, phòng khám chất lượng để được kiểm tra, chuẩn đoán cũng như có phác đồ và phương pháp điều trị bệnh thích hợp.
  • Điều chỉnh và duy trì một chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt điều độ: Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, tránh căng thẳng mệt mỏi, không thức quá khuya, ngủ nghỉ và làm việc đúng giờ,..
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm các tác dụng chữa lành vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày,  giàu vitamin, khoáng chất, có khả năng giảm tiết axit trong dạ dày như: Đậu bắp, sữa chua, bánh mì, cơm, chuối, canh hoặc súp, rau củ quả có màu xanh đậm và màu đỏ.....
  • Sử dụng các loại nước như: Nước gừng, nước dừa, nước ép táo, hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong, trà thảo mộc,...để ổn định tiêu hóa.
  • Tránh ăn các thực phẩm làm tăng axit và gây tổn thương niêm mạc dạ dày như: Dưa cà muối, trái cây chua.…
  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn có tính kích thích.
  • Dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập thể dục với những bài tập nhẹ nhàng,…

huong-dan-mot-so-cach-dieu-tri-benh-viem-loet-da-day-ban-nen-biet.webp

Hướng dẫn một số cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày bạn nên biết

5. Dự phòng viêm loét dạ dày tá tràng tái phát

Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không tuân thủ theo phác đồ điều trị sẽ rất dễ tái phát và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, những thay đổi về thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt chính là cách để phòng và điều trị bệnh tốt nhất, cải hiện các triệu chứng cũng như tránh biến chứng gây hại.

Dưới đây sẽ là một số điều bạn cần phải ghi nhớ để dự phòng viêm loét dạ dày tá tràng tái phát:

  • Tập cho mình một thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh: Ăn uống đúng giờ, tránh để bụng quá đói hoặc ăn quá no, ăn chậm và nhai kỹ, tránh ăn các thức ăn quá cay - nóng - chua, hạn chế đồ hộp, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ....
  • Tránh các chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá, bia, rượu,...
  • Bổ sung thêm vitamin A, B12, D, K, Zn, Fe, Canxi, acid folic,....từ trứng, sữa để giúp trung hòa axit trong dạ dày.
  • Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh, hoặc khi dùng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về loại thuốc ít ảnh hưởng tới dạ dày.
  • Vận động hợp lý, duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên (30 phút/ngày, 5 lần/tuần) để có một sức khỏe tốt.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, ngủ đủ giờ, tránh đề tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi.
  • Tái khám đúng hẹn, khi đi khám nhớ mang theo các loại thuốc đang dùng và sổ khám bệnh.

huong-dan-cach-du-phong-benh-viem-loet-da-day-ta-trang-tai-phat.webp

Hướng dẫn cách dự phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tái phát

Việc sử dụng thuốc tây kéo dài  trong điều trị viêm loét dạ dày có thể làm tăng gánh nặng dạ dày, khiến bệnh chữa mãi không khỏi. Hiện nay, nhiều người có xu hướng lựa chọn sản phẩm thảo dược. Tiêu biểu, trong số đó là  những sản phẩm được bào chế từ các vị thuốc quý như bột nghệ, dạ cẩm, chè dây,…

Sự kết hợp theo một tỷ lệ khoa học giữa những thành phần trên sẽ nâng cao hiệu quả điều trị thay vì sử dụng một cách riêng lẻ. Sản phẩm này sẽ giúp làm giảm axit trong dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ quá trình tiêu hóa được ổn định.

Ngoài ra, nó còn giúp người dùng cải thiện các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau thượng vị và giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý lựa chọn sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược có thương hiệu uy tín lâu năm trên thị trường, đã được kiểm định và cấp phép lưu hành của Bộ Y Tế. Điều này sẽ giúp bạn có được cho mình sản phẩm đảm bảo an toàn về chất lượng và mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt nhất.

ket-hop-da-cam-va-nhieu-duoc-lieu-khac-de-ho-tro-cai-thien-viem-loet-da-day-ta-trang.webp

Kết hợp dạ cẩm và nhiều dược liệu khác để hỗ trợ cải thiện viêm loét dạ dày tá tràng

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểm qua một số thông tin về triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng cùng nguyên nhân và cách điều trị cơ bản. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn có được những kiến thức hữu ích để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh tốt nhất. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết hơn, hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất nhé!

Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10350-peptic-ulcer-disease

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/peptic-ulcer/symptoms-causes/syc-20354223

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/peptic-ulcer/diagnosis-treatment/drc-20354229