Theo ước tính, có tới 41% (với nam giới), 33% (với nữ giới) trên khắp thế giới hút thuốc lá gây đau dạ dày. Mặc dù, phụ nữ không trực tiếp sử dụng thuốc lá nhưng lại đang “hút gián tiếp” nên tỷ lệ mắc bệnh vì thuốc lá cũng tăng cao. Khói thuốc lá khi đi cơ thể và làm tổn hại đến lục phủ ngũ tạng của con người một cách từ từ. Có hàng nghìn người chết mỗi ngày vì hút thuốc lá gây đau dạ dày nói chung và các vấn đề sức khỏe khác từ khói thuốc nói riêng.

Hút thuốc lá gây đau dạ dày

Bạn có tinh thần khỏe mạnh và không bị stress, chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng bạn vẫn mắc bệnh đau dạ dày. Tác nhân là do đâu?

Trên thực tế, thuốc lá gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp thông qua việc phá hủy phổi, cản trở lưu thông và tắc nghẽn mạch máu, khiến bệnh nhồi máu cơ tim lên gấp 2,5 lần so với người bình thường. Đồng thời, hút thuốc lá gây đau dạ dày sẽ kéo theo sự ảnh hưởng tới cơ quan tiêu hóa của cơ thể.

Trong thuốc lá có chứa hàm lượng nicotin cực kỳ cao, nó vừa làm ức chế hoạt động của các noron thần kinh trung ương, lại cản trở hệ thống hô hấp và hầu hết các bộ phận trong cơ thể. Thuốc lá khi hít vào cơ thể đến dạ dày nó sẽ kích hoạt khả năng sản sinh endothelin do niêm mạc tiết ra làm tự phá hủy cơ chế bảo vệ thành dạ dày. Đồng thời, khói thuốc làm tắc nghẽn lưu thông máu, khiến lượng máu không được cung cấp đủ cho niêm mạc, ngăn cản cơ thể tiết dịch nhày để tự bảo vệ.

Hút thuốc lá trực tiếp cản trở đến cơ chế tiết dịch nhày của niêm mạc để bảo vệ dạ dày. Khói thuốc làm giảm đáng kể lưu lượng máu niêm mạc, làm ức chế sự bài tiết chất nhầy để bảo vệ của dja dày. Kích thích bài tiết prostaglandin dạ dày, bicarbonat dạ dày, bicarbonat tụy và tăng lợp biểu bì do tiết nước bọt làm giảm khả năng tái tạo tế bào niêm mạc ở thành dạ dày.

Nhiều người có thói quen, hút luôn 1 điếu thuốc để “thơm miệng” ngay sau khi ăn xong. Và như vậy, hút thuốc lá gây đau dạ dày sẽ tăng cao gấp 10 lần do khi ăn xong, dạ dày sẽ co bóp mạnh để tiêu hóa thức ăn, tuần hoàn máu cũng tăng. Vô tình khói thuốc có cơ hội ngấm vào cơ thể nhanh hơn so với bình thường.

>>>Xem thêm: Top 9 nguyên nhân gây đau dạ dày. Tìm hiểu ngay!

Các chất độc hại khi hút thuốc lá gây đau dạ dày

Theo phân tích, trong thuốc lá có tới trên 4.000 loại hóa chất khác nhau, với hơn 200 loại gây hại trực tiếp cho sức khỏe như chất gây nghiện, chất gây độc và phân thành 4 nhóm như sau:

  • Nicotin là thành phần độc hại cao nhất trong thuốc lá, đặc tính là không màu. Khi được đốt cháy thì sẽ có màu mâu kết tủa thành lớp khói bay lơ lửng trong không khí và có mùi thuốc đặc trưng. Mùi thơm nồng, cảm giác cay cay ở sống mũi khi không quen. Chất nicotin này ở khói thuốc nên người hút đôi khi không hấp thu nhiều bằng người không hút. Do đó, vô tình gây bệnh cho nhiều người chứ không riêng người trực tiếp hút thuốc. Lượng khói tỏa ra ở đầu điếu thuốc, lượng chất độc được phát tán ở khói thuốc cao hơn nhiều lần ở lượng khói hít vào cơ thể.
  • Mono-Carbon Oxide (khí CO): đây là chất có trong không khí gây cản trở hấp thu khí oxi của con người. Nếu hàm lượng khí CO cao sẽ gây ngạt khí, có thể tử vong. Nó được chứa trong khói thuốc với hàm lượng cao, tạo nên màu vẩn đục đặc trưng của khói thuốc. Khí này sẽ được hấp thụ trực tiếp vào máu, gây áp lực tới hệ hô hấp, cản trở sự tiếp nhận oxi từ không khí. Vì thế, khi người không hút ngửi phải khói thuốc thường cảm thấy khó chịu, người yếu hay trẻ em sẽ bị ho và khó thở. Những bệnh nhân có tiểu sử về hô hấp sẽ rất dễ gặp nguy hiểm tới tính mạng nếu bị hút thuốc lá tự động.
  • Các loại phân tử nhỏ trong khói thuốc: trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại dạng khí hoặc hạt li ti không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các hạt phân tử này rất khó tan trong không khí, chúng bám chặt vào vật thể khi tiếp xúc như quần áo, bàn ghế sofa,… Vô tình các chất này gây phơi nhiễm thụ động thuốc lá cho mọi người xung quanh mà không ai biết. Vì thế, ngay khi người hút thuốc lá đã rời đi khá lâu nhưng khói thuốc vẫn còn quẩn quanh nơi họ đứng và bám vào người khác.
  • Các hợp chất gây ung thư: khói thuốc lá có chứa trên 40 chất có tính chất gây ung thư có đặc tính thơm, có vòng như Benzopyrene. Các chất này khi được tích tụ nhiều sẽ gây các bệnh liên quan đến phổi, gan, dạ dày, tim mạch.

Trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại.png

Trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại

Biểu hiện của đau dạ dày

Các biểu hiện nhận biết tình trạng hút thuốc lá gây đau dạ dày:

  • Đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng: khi ăn xong đã khá lâu nhưng người bệnh vẫn có cảm giác bụng chướng, ậm ạch khiến hoạt động khó khăn.
  • Buồn nôn, ợ chua, ợ hơi: khi đói hoặc khi ăn quá no người bệnh cũng sẽ bị buồn nôn, có lúc sẽ nôn khan. Hay thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua dù không ăn uống đồ cay nóng, chua gây khó tiêu
  • Đau vùng thượng vị: những cơn đau bất thường xuất hiện mỏng rồi dày dần, thời gian đau kéo dài hơn.
  • Giảm cân: do không ăn được hoặc lượng thức ăn được đưa vào cơ thể nhưng không hấp thu được do dạ dày bị tổn thương. Do đó, người bệnh sẽ bị giảm cân bất thường mặc dù vẫn ăn uống đầy đủ.
  • Nôn ra máu hoặc phân đen: đây là trường hợp bệnh quá nặng, khả năng cữu chữa không cao. Vì khi này dạ dày đã bị bào mòn rất nặng, máu trong niêm mạc đi thẳng tới hệ tiêu hóa. Khi người bệnh ăn vào nhưng dạ dày không có cơ chế co bóp mà sẽ bị đẩy ngược trở ra kèm theo máu.

Hút thuốc lá gây đau dạ dày, điều trị như thế nào?

Nguyên nhân xuất phát từ hút thuốc lá gây đau dạ dày thì cần loại bỏ tác nhân này để điều trị bệnh này:

  • Bỏ thuốc là ngay lập tức và không tiếp xúc với môi trường có khói thuốc. Vì nếu chỉ bỏ thuốc mà vẫn sống trong môi trường ngập ngụa khói thuốc lá thì bệnh sẽ nặng thêm. Đồng thời, đi khám để tiếp nhận pháp đồ điều trị bệnh.
  • Thực hiện lối sống khoa học: thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường thể lực cũng như sức để kháng cho cơ thể. Ăn uống đủ bữa, đúng giờ để hỗ trợ dạ dày lấy lại cân bằng. Ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc để có tinh thần khỏe mạnh, hạn chế căng thẳng ảnh hưởng tới sức khỏe. Luôn lạc quan, yêu đời, sống tích cực trong quá trình điều trị và sau đó.
  • Hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, chua và tránh ăn vội để giảm áp lực tới dạ dày. Nên sử dụng ít đồ ăn nhanh, có chứa nhiều dầu mỡ như: khoai tây chiên, đồ rán,… Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày tốt hơn.