Trả lời:

Chào bạn Lê Tùng! Rất vui vì bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi!

Trên thực tế, có nhiều thông tin cho rằng, người bị đau dạ dày không nên uống sữa. Đây là thông tin sai lệch đã được các chuyên gia về dinh dưỡng, tiêu hóa kiểm chứng và bác bỏ. Cụ thể, sữa được xem là thức uống bổ dưỡng với cơ thể ở mọi lứa tuổi. Và những người bị đau dạ dày uống sữa được không? Câu trả lời là CÓ!

Thành phần của sữa gồm nhiều vitamin, chất khoáng, protein,... giúp bồi bổ cơ thể, đẩy lùi vi khuẩn gây viêm nhiễm tại niêm mạc dạ dày. Cụ thể:

  • Vitamin (A, B, C, D,...) có trong sữa giúp kích thích vị giác, cải thiện thị lực, tăng hấp thu calci và hỗ trợ chức năng não bộ.
  • Acid lactic trong sữa có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng trao đổi chất.
  • Protein có trong sữa giúp tăng sinh tế bào và phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
  • Vi khoáng (magie, calci, phospho,...) giúp quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra thuận lợi, giảm “công việc” cho dạ dày.

Người ta còn cho rằng, sữa ấm có tác dụng giảm đau tương đương với một liều Ibuprofen (là một thuốc giảm đau nhóm NSAIDs). Bên cạnh đó, nó còn giúp người dùng thư giãn và ngủ ngon hơn.

Tuy nhiên, không nên uống sữa quá nhiều và uống khi đói, bởi lúc này sữa sẽ làm tăng co bóp dạ dày, gây tăng tiết acid và làm trầm trọng hơn cơn đau. Thời điểm uống sữa lý tưởng là sau ăn sáng 1 giờ và trước khi đi ngủ 30 phút. Bạn nên chọn lựa các nguồn sữa tươi, sữa đặc, sữa bột đóng hộp, sữa hạt, sữa đã tách chất béo.

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia tiêu hóa